Mô tả
Table of Contents
THUYẾT MINH VỀ SAPA
THUYẾT MINH VỀ TỔNG QUAN SAPA
Thuyết minh về Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới SaPa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Lai Châu.
Sapa với diện tích khoảng 678,6 km2 là nơi sinh sống chủ yếu của các dân tộc Mông, Dao, Tày, giáy, Xá Phó, Kinh, Hoa.
Sapa – một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn.
Chìm trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, làm cho du khách cữ ngỡ như mình đang lạc trong chốn thần tiên.
KHÍ HẬU CỦA SAPA
Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. Từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều. Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm
củaSaPalà 15ºC. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13ºC – 15°C vào ban đêm và 20ºC – 25°C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0°C, đôi khi có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8. Thị trấn SaPa là một trong những nơi hiếm hoi của Việt Nam có tuyết.
LỊCH SỬ HÌNH HÀNH DU LỊCH SAPA
Vào thập niên 1940, người Pháp đã quy hoạch, xây dựng SaPa thành nơi nghỉ mát, điều dưỡng khá lý tưởng Sỡ dĩ có tên gọi Sa Pa là nguồn gốc từ tiếng Quan Thoại. Trong tiếng Quan Thoại phát âm là SaPả hay SaPá tức “bãi cát” do ngày trước khi có thị trấn Sa Pa thì nơi đây chỉ có một bãi cát mà dân cư bản địa thường họp chợ. Ngoài ra, Sa cũng có thể là cách nói lệch đi theo phiên âm tiếng Tàu là Sha cũng có nghĩa là Cát. Từ hai chữ “Sa Pả”, người phương Tây phát âm không dấu, thành SaPa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó thành “Cha Pa” và một thời gian rất dài sau đó người ta dùng “Cha Pa” như một từ tiếng Việt. Về sau, từ này viết được thống nhất là SaPa. Thị trấn SaPa trước đây có một mạch nước đùn lên màu đỏ đục, nên dân địa phương gọi là “hùng hồ”, tức “suối đỏ”.
Thuyết minh về Sa Pa
Trước kìa, SaPa là một cao nguyên nhỏ mang tên Lồ Suối Tủng. Năm 1897 chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dân tộc thiểu số miền núi vùng cao. Những đoàn điều tra đầu tiên đến Lào Cai vào năm 1898 Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan cao nguyên Lồ Suối Tủng và làng SaPả. Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấn SaPa. Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý, khí hậu, thảm thực vật…
SaPa bắt đầu được biết tới với không khí mát mẻ, trong lành và cảnh quan đẹp. Năm 1909 một khu điều dưỡng được xây dựng. Năm 1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở SaPa và một năm sau, người Pháp bắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên. Năm 1920, tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai hoàn thành, SaPa được xem như thủ đô mùa hè của miền Bắc.
Thuyết minh về SaPa
Tổng cộng, người Pháp đã xây dựng ở SaPa gần 300 biệt thự. SaPa bị tàn phá nhiều trong Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979. Hàng ngàn ha rừng thông bao phủ thị trấn bị đốt sạch, nhiều toà biệt thự cổ do Pháp xây cũng bị phá huỷ. Vào thập niên 1990, SaPa được xây dựng, tái thiết trở lại. Nhiều khánh sạn, biệt thự mới được xây dựng. Từ 40 phòng nghỉ vào năm 1990, lên tới 300 vào năm 1995. Năm 2003, SaPa có khoảng 60 khách sạn lớn nhỏ với 1.500 phòng. Lượng khách du lịch tới SaPaFan lên từ 2.000 khách vào năm 1991 đến 60.000 khách vào 2002.. Ở đây có đầy đủ hệ thống thủy điện, trạm nước, dinh toàn quyền, toà chánh sứ, sở than, kho bạc, kiểm lâm, hệ thống đường nhựa và đặc biệt là hơn 200 biệt thự theo kiểu phương Tây ở ngay trung tâm thị trấn, nằm xen giữa những cánh rừng đào và những rặng samu. Điều này làm cho thị trấn này mang nhiều dáng dấp của một thành phố châu Âu. Các dịch vụ du lịch của Sa pa được các du khách ngoại quốc đánh giá khá tốt.
THÔNG TIN MỘT VÀI KHÁCH SẠN TẠI SAPA
Một số khách sạn ở Sapa như Violet, Royal, Vitoria,… được xây dựng khoảng 2004 đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước khá tốt. Sapa thành phố trong sương Về phía tây thị trấn SaPa là dãy núi Hoàng Liên Sơn, bốn mùa vào buổi sáng sớm sương giăng mờ mịt. Nơi đây có đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143mét rất thích hợp cho ngững người thích môn leo núi và là khu vực của nhiều loại động, thực vật quý hiếm như cây hoàng liên, thông dầu v.v.
RỪNG QUỐC GIA HOÀNG LIÊN SAPA
Có 37 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Sa Pa, một địa danh nguyên sơ với làng bản các dân tộc ít người như H’Mông, Dao, Tày, Xá Phó… với Thác Bạc, cổng Trời, cầu Mây, hang Gió, núi Hàm Rồng… xứng đáng là một nơi dành cho những ai yêu thiên nhiên, muốn tìm hiểu phong tục tập quán của người dân miền núi. SaPa ngày nay còn có thêm điểm tham quan hấp dẫn nữa là bải đá cổ ở thung lũng Mường Hoa. Nơi đây được coi là di tích nền văn minh Việt cổ – điểm du lịch nghiên cứu khoa học rất lý thú. Đến với Sapa, nhiều du khách muốn tìm hiểu khám phá những phong tục độc đáo trong cuộc sống của cư dân địa phương, ở các thôn, bản. Những địa chỉ quen thuộc như nơi hộp chợ Sapa nhộn nhịp đông vui vào tối thứ bảy hàng tuần, các bản dân tộc H’Mông, Dao, Giáy…luôn có sức hấp dẫn, đặc biệt đối với nhiều du khách đến từ các nước Châu Âu.
Và hôm nay chúng ta sẽ được đến thăm Sapa, để tìm hiểu và khám phá mảnh đất, và con người nơi đây:
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.