TOUR KHÁCH GHÉP ĐI HÀ GIANG 2022

TOUR GHÉP THÁI NGUYÊN –  HÀ NỘI – HÀ GIANG – YÊN MINH – ĐỒNG VĂN – CAO BẰNG – THÁC BẢN GIỐC

Thời gian: 4 ngày 3 đêm 

Mô tả

TOUR KHÁCH GHÉP ĐI HÀ GIANG 2022 Công ty Netvietnam chuyên tổ chức chương trình du lịch TOUR ❤ KHÁCH GHÉP ĐI HÀ GIANG và Du Lịch Đông Bắc bao trùm các tỉnh Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh.Nơi đây nổi tiếng với những điệu múa khèn đặc trưng của dân tộc Mèo. Nhiều điểm tâm linh như Đền Hùng, Đền Mẫu, nhiều danh thắng nổi tiếng như Cao Nguyên Đá Hà Giang hay hùng vũ như thác Bản Giốc, tất cả những điạ danh đó tạo nên một vòng cung du lịch Đông Bắc cuốn hút và thú vị với du khách trong và ngoài nước.

TOUR GHÉP THÁI NGUYÊN –  HÀ NỘI – HÀ GIANG – YÊN MINH – ĐỒNG VĂN – CAO BẰNG – THÁC BẢN GIỐC

Thời gian: 4 ngày 3 đêm 

TOUR GHÉP NGÀY 01:

THÁI NGUYÊN –  HÀ NỘI – HÀ GIANG – QUẢN BẠ – YÊN MINH   (Ăn trưa, tối)

5h30: Xe và hướng dẫn viên đón Quý khách tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, sau đó khởi hành đi Tour Hà Giang Cao Bằng 4 ngày 3 đêm đến Hà Giang. Nghỉ ngơi, tự do ăn sáng trên cao tốc và tiếp tục hành trình đến với Hà Giang.

Trưa: Quý khách dùng cơm trưa tại nhà hang Tp.Hà Giang

13h30: Đoàn tiếp tục hành trình đến:

  • Cột mốc số O – Tp Hà Giang,đoàn dừng chân chụp ảnh lưu niệm và nghỉ ngơi trong giây lát.
  • Chiêm ngưỡng Núi Đôi Cô Tiên – “tác phẩm nghệ thuật” của tạo hoá ban tặng cho vùng đất này, nơi mà bạn có thể ngắm toàn bộ khung cảnh thị trấn Tam Sơn từ trên cao.

18h00:  Đoàn đến thị trấn Yên Minh, ăn tối tại nhà hàng và nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi. Tự do khám phá thị trấn về đêm với các món ăn như: cháo ấu tẩu, phở Tráng Kìm, sôi ngũ sắc, bánh cuốn trứng chấm nước xương hầm, thắng cố, mèn mén, rượu ngô là những món ăn nên thử một lần ở Hà Giang…

TOUR GHÉP NGÀY 02:

YÊN MINH – ĐỒNG VĂN – MÈO VẠC (Ăn sáng, trưa, tối)

Dốc 9 Khoanh và nhà của Pao (Làng văn hoá du lịch Lũng Cẩm) nằm ở thôn Lũng Cẩm. Từ trên đỉnh dốc 9 khoanh nhìn xuống thung lũng Phố Cáo đi lên đỉnh dốc có ruộng hoa tam giác mạch, đây hứa hẹn là một điểm tuyệt đẹp trong album chinh phục Hà Giang của Quý khách.Sáng: Quý khách ăn sáng và khởi hành đi chiêm ngưỡng những cảnh đẹp hùng vĩ của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Trên đường đi Quý khách tham quan các điểm du lịch Hà Giang nổi tiếng:

  • Dinh Vua Mèo – Vương Chính Đức nằm trong một thung lũng của xã Sà Phìn, đây là dòng họ giàu có và quyền uy nhất Châu Đồng Văn vào đầu thế kỷ 20.
  • Cột Cờ Lũng Cú – nơi địa đầu Tổ quốc, điểm có vĩ độ cao nhất trên bản đồ của Việt Nam.

Trưa: Đoàn ăn trưa tại nhà hàng nhà hàng địa phương.

Chiều: Xe  và HDV đưa đoàn tiếp tục tham quan:

  • Phố Cổ Đồng Văn đã tồn tại cùng với thời gian gần một thế kỷ. Quý khách có thể ngồi nhâm nhi thưởng thức một ly cà phê tại quán Café phố Cổ (chi phí tự túc).
  • Chinh phục đèo Mã Pì Lèng trên đường đi Mèo Vạc, cũng là đoạn đẹp nhất trên con đường mang tên “Đường Hạnh phúc”. 
  • Chụp hình với vẻ đẹp hùng vĩ của Hẻm Tu Sản– nơi địa hình bị chia cắt sâu nhất của Việt Nam.

Sau đó tiếp tục về qua thị trấn Mèo Vạc nhận phòng nghỉ ngơi.

18h30: Quý khách ăn tối tại nhà hàng. Sau đó đoàn tự do. Nghỉ đêm tại Mèo Vạc.

TOUR GHÉP NGÀY 03:

MÈO VẠC – CAO BẰNG – PẮC BÓ  (Ăn sáng, trưa, tối)

06h00:  Quý khách thức dậy sớm ngắm khung cảnh yên bình của vùng cao sau đó dùng bữa sáng và làm thủ tục trả phòng khách sạn.

07h00: Tạm biệt Hà Giang. Quý khách tiếp tục hành trình đi Cao Bằng

12h30:  Quý khách dùng cơm trưa tại tp.Cao Bằng.

Sau khi ăn trưa xong, đoàn lên xe thăm quan khu di tích lịch sử Pắc Pó – Thăm nơi ở và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm kháng chiến từ 1941 đến 1945, Suối Lê Nin – Núi Các Mác. Đoàn vào viếng và thắp hương tưởng niệm anh hùng liệt sỹ Nông Văn Dền (tức Kim Đồng).

18h00: Đến TP.Cao Bằng, quý khách dùng bữa tối và nhận phòng khách sạn. Sau bữa tối quý khách tự do khám pháTP Vùng Cao. Đoàn nghỉ đêm tại khách sạn.

TOUR GHÉP NGÀY 04:

CAO BẰNG – THÁC BẢN GIỐC – ĐỘNG NGƯỜM NGAO – HÀ NỘI  (Ăn sáng, trưa)

06h00:  Quý khách thức giấc làm thủ tục trả phòng. Sau đó ăn sáng.

7h00: Xe và hướng dẫn viên đưa quý khách thăm quan:

  • Động Ngườm Ngao, một động đá vôi có nhiều nhũ đá kỳ thú, hình thành cách đây 300 triệu năm
  • Thác Bản Giốc, thác có độ cao 53m, chia làm 3 tầng được coi là thác đẹp nhất Việt Nam và là thác lớn nhất Đông Nam Á. Thác là nơi giáp ranh với nước bạn Trung Hoa với cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc

12h00:  Quý khách dùng cơm trưa tại Bản Giốc.

13h00: Đoàn lên xe khởi hành về Hà Nội.

20h00:  Đoàn về tới Hà Nội. Xe trả quý khách tại sân bay Nội Bài (quý khách đặt chuyến bay sau 22h00) và trung tâm Hà Nội. Kết thúc hành trình, chia tay đoàn và hẹn gặp lại những hành trình tiếp theo.

GIÁ TOUR GHÉP: 3.880.000VNĐ/KHÁCH
(Áp dụng cho khách ghép đoàn)

* Dịch vụ bao gồm:

  1. Vận chuyển:  Xe du lịch 7-29 chỗ đời mới chuyên tuyến phục vụ theo hành trình.
  2. Các bữa ăn theo chương trình:

                 + Bữa chính 07 bữa giá 120.000 VNĐ/suất/ người lớn (không bao gồm đồ uống)

                 + Bữa phụ 03 bữa 35.000 VNĐ/suất/ người lớn.

  1. Khách sạn tiêu chuẩn 1– 2 sao trung tâm đầy đủ tiện nghi 2 khách/1 phòng, (lẻ ngủ ghép 3)

                 + Yên Minh: Kiên Thảo, Thảo Nguyên,…

               + Đồng Văn/ Mèo Vạc: Homestay phòng riêng hoặc khách sạn sạch, đẹp

                 + Cao Bằng: Khách sạn 2 sao Thành Loan, Hoa Việt, Highland,…

  1. Vé thăm quan các điểm theo chương trình.
  2. Hướng dẫn viên nhiệt tình kinh nghiệm, phục vụ xuốt hành trình.\
  3. Bảo hiểm du lịch 30.000.000 vnđ /khách/vụ
  4. Khăn lạnh, nước lavie tiêu chuẩn 1 chai 500ml/khách/ngày.

* Dịch vụ không bao gồm:

–  Thuế VAT 10%.

– Ăn uống vui chơi ngoài chương trình, điện thoại, giặt là trong khách sạn.

 * Ghi chú:

– Trẻ 02 – 05 tuổi miễn phí khi tham gia tour. Các dịch vụ sinh hoạt khác bố mẹ tự lo cho bé.
– Trẻ em từ 05 đến 9 tuổi: Tính 50% giá trị tour, tiêu chuẩn ăn ½ suất, vé tham quan, ghế ngồi riêng và ngủ cùng bố mẹ

– Trẻ em từ 10 tuổi trở lên  giá tour 100%, tiêu chuẩn như người lớn

* Lưu ý:

–  Chương trình có thể thay đổi về thời gian, thứ tự các điểm thăm quan, nhưng vẫn đảm bảo tổng các điểm thăm quan đầy đủ.

GIỚI THIỆU VỀ DU LỊCH HÀ GIANG

Hà Giang mang đến nhiều trải nghiệm thú vị. Hà Giang không chỉ đẹp bởi phong cảnh hùng vĩ, những con đường uốn lượn quanh co dài bất tận, mà nó còn đẹp bởi Sắc Hoa và Tình Người. Hoa nở quanh năm với các mầu sắc diệu kỳ như: Vàng vàng của Hoa Cải, Tim Tím của Tam Giác Mạch, Trắng muốt của Hoa Mận, và một loài hoa đặc biệt nữa đó là “Hoa Đá” xám đen của những khối đá trên Cao Nguyên Đồng Văn.

Du Lịch Hà Giang “sôi động” cùng Lễ hội Khèn Mông

Du Lịch Hà Giang “sôi động” cùng Lễ hội Khèn Mông

GIỚI THIỆU VỀ DU LỊCH HÀ GIANG - Ảnh 1

Các điểm du lịch nổi bật ở Hà Giang

chương trình từ lâu đã trở thành một điểm đến vô cùng thú vị đối với cả du khách trong và ngoài nước. Với khung cảnh đẹp như tranh vẽ cùng với cảnh quan núi đá hùng vĩ, mỗi năm Hà Giang đón tiếp không biết bao nhiêu khách tới thăm. Có quá nhiều địa đanh để khám phá ở Hà Giang và dulichvietnam.com.vn sẽ gợi ý cho bạn một số điểm đặc sắc nhất dưới đây:

Cổng trời và núi đôi Quản Bạ

Cổng trời Quản Bạ – cao 1500m so với mặt biển, đây là cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên Đồng Văn. Năm 1939, người ta dựng một cánh cửa khổng lỗ bằng gỗ nghiến dày 150cm ở ngay Cổng trời. Một thời, sau cánh cửa gỗ này là một “thế giới” khác – còn gọi là “Vùng tự trị của người Mèo”, gồm các huyện Quản Bạ, Mèo Vạc,Yên Minh và Đồng Văn.

Cổng trời và núi đôi Quản Bạ

Núi Đôi Quản Bạ, nằm cạnh quốc lộ 4C, cách thị xã Hà Giang 40 km. Giữa núi đá và ruộng bậc thang trùng điệp, nổi lên hai trái núi có hình dáng kỳ lạ, khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hóa. Hai trái núi này gắn với truyền thuyết Núi Cô Tiên thi vị.

Cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Đây hiện là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.

Cột cờ Lũng Cú

Cột cờ Lũng Cú

Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đây là một điểm nhỏ trên đoạn đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Nếu mô phỏng một cách tương đối hình dạng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc thành một chóp nón thì hai điểm thấp nhất theo vĩ độ là A pa Chải, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái, còn Lũng Cú là đỉnh của chóp nón này cũng là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam

Dinh Vương

Sau con đường nằm bên hàng cây sa mộc cao vút, chiếc cổng đá bề thế của dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức ở Sà Phìn (Đồng Văn – Hà Giang) hiện ra trên đỉnh đồi. Vương Chính Đức là người đứng đầu dòng họ Vương của người Mông ở nơi này 1 thế kỷ trước. Giàu có nhờ hoạt động trồng, chế biến và buôn bán thuốc phiện xuyên biên giới với Trung Quốc, Miến Điện, ông đã thống lĩnh vùng cao nguyên này và xưng vương.

Dinh Vương

Phía sau cổng đá là tòa nhà tiền dinh hoành tráng của tòa dinh thự. Dinh thự họ Vương được xây trong 8 năm, tiêu tốn khoảng 150.000 đồng bạc trắng. Hầu hết thợ xây dựng là người Hồi vùng Vân Nam và những tốp thợ giỏi nhất người Mông.

Đèo Mã Pí Lèng

Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.Tuy nhiên, theo một số người Hmong bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, nghĩa là “sống mũi con mèo”.

Đèo Mã Pí Lèng

Đỉnh Mã Pí Lèng thuộc ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) trong cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao khoảng 2000m so với mặt nước biển, được tạo nên bởi một loạt trầm tích gồm đá vôi, đá phiến ánh, đá vôi silic chứa các hóa thạch cách đây khoảng 426 triệu năm, bao gồm trong đó nhiều vết trượt và vết nứt do các hoạt động tạo núi gây ra

Phương tiện ở Hà Giang

Khoảng cách từ Hà Nội đến Hà Giang vào khoảng 300km, nếu bạn có hứng thú chinh phục vùng này hoàn toàn bằng xe máy thì có thể vác theo xe chạy từ Hà Nội, thời gian đi vào khoảng 8-10 tiếng tùy vào tốc độ cũng như số lượng thành viên trong đoàn của bạn. Còn nếu bạn không hào hứng lắm với việc chạy từ Hà Nội lên mảnh đất nàybạn hoàn toàn có thể đi xe giường nằm lên Hà Giang.

Phương tiện ở Hà Giang

Một phương án mà hiện nay cũng được khá nhiều bạn lựa chọn đó là đi du lịch Hà Giang bằng xe khách. Từ Hà Nội sau khi đi xe giường nằm lên tới Hà Giang, các bạn tiếp tục sử dụng các tuyến xe đi các huyện vùng cao Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Tới trung tâm các huyện, các bạn có thể tiếp tục thuê xe ôm để di chuyển tới các điểm tham quan. Cách này có thể chỉ phù hợp với những bạn đi khoảng 1-2 người (nhất là các bạn nữ) và không thể đi được xe máy ở vùng cao.

Ẩm thực ở Hà Giang

Tuy không phải tín đồ ăn uống, nhưng bạn cũng biết vài món ăn nổi tiếng ở đây: bánh cuốn trứng, thắng cố, cơm lam Bắc Mê, cháo Ấu Tẩu (cái này đặc biệt), xôi ngũ sắc, thịt bò – trâu gác bếp và rượu ngô (cẩn thận rượu ngô Hà Giang, nếu không có chỗ quen biết thì không nên mua vì rượu nấu bằng men Trung Quốc uống rất đau đầu.

Ẩm thực ở Hà Giang

Ở Hà Giang tôi ăn đêm ở quán bánh cuốn Trung Lan, ngay gần quảng trường thành phố. Quán này bán đêm. Ở Đồng Văn bạn có thể ăn quán Xuân Bằng. Buổi sáng ăn bánh cuốn ở quán “bà cụ” nằm ngay phố cổ Đồng Văn.

Giới Thiệu Du Lịch Mèo Vạc Hà Giang

Tìm Hiểu Phiên Chợ Tình Khâu Vai cùng Lịch Trình Du Lịch Hà Giang 5 ngày Cực Hấp Dẫn

Là một huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang, Mèo Vạc là một trong những tuyến điểm quan trọng trong việc phát triển du lịch Hà Giang nói chung trong những năm gần đây. Địa hình chủ yếu của huyện Mèo Vạc là núi đá vôi, có sông Nho Quế chảy qua. Đất nông nghiệp chiếm khoảng 12.100 ha. Sinh hoạt nông nghiệp là trồng trọt và khai thác các loại cây dược liệu, tam thất, hồ đào,… có Quốc lộ 2A chạy qua.

Nên đến Mèo Vạc vào thời điểm nào?

Nên đến Mèo Vạc vào thời điểm nào?

Bạn có thể tới đây bất kì thời điểm nào vì mảnh đất nàylúc nào cũng đẹp và Mèo Vạc cũng không phải là ngoại lệ.
Tuy nhiên, nếu muốn ngắm những cánh đồng hoa tam giác mạch bạt ngàn trên các cung đường phượt thì các bạn có thể đến đây vào tháng 10 – 12.

Đồ dùng cần chuẩn bị khi đến Mèo Vạc

Cũng tương tự như chinh phục Đồng Văn, chinh phục Mèo Vạc là chinh phục những con đường hiểm trở và những ngọn núi cao. Vì thế, khi đến Mèo Vạc bạn đừng quên mang theo giày thể thao (loại đế mềm, chống thấm nước), thuốc men, máy ảnh, đồ ăn…

Ăn gì khi đến Mèo Vạc?

Ăn gì khi đến Mèo Vạc?

Khi có cơ hội đặt chân đến Mèo Vạc, các bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức các món ăn đặc trưng tại vùng đất này như: Thắng cố ở chợ phiên Mèo Vạc, Xôi màu, cải xanh,…

Những địa điểm đẹp ở Mèo Vạc

Chợ tình Khâu Vai

Chợ tình Khâu Vai

Chợ tình Khâu Vai còn gọi là “Chợ phong lưu”, có từ năm 1919, chợ họp trên một quả đồi tại thôn Khau Vai, xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chợ tình Khâu Vai họp mỗi năm một lần vào ngày 27/3 (âm lịch); gọi là chợ, nhưng không phải nơi để buôn bán hàng hóa…gần như không có người bán, người mua hàng hóa đúng nghĩa mà chỉ có một số người bán đồ ăn uống phục vụ cho những người về đây họp chợ.

Chợ phiên Mèo Vạc và lịch sinh hoạt

  • Chợ Trung tâm – Chợ Mèo Vạc họp sáng Chủ nhật hàng tuần
  • Chợ Niêm Sơn – Họp 5 ngày một phiên
  • Chợ Khau Vai – Họp vào sáng các ngày mùng 2, 7, 12, 17,22, 27 (âm lịch) trong tháng và 1 năm 1 lần vào ngày 27/3 âm lịch.
  • Chợ Sủng Trà – Họp vào ngày thứ 7 hàng tuần
  • Chợ Lũng Pù
  • Chợ Tát Ngàn
  • Chợ Nậm Ban
  • Chợ Xín Cái
  • Chợ Sơn Vĩ – Họp vào sáng chủ nhật
  • Chợ Thượng Phùng

Đèo Mã Pì Lèng

Đến với Mèo Vạc, đến với công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn mà chưa chinh phục Mã Pí Lèng – 1 trong những cung đường đèo đẹp nhất Việt Nam thì coi như chưa đi hết cuộc hành trình, bởi ngọn đèo này được coi là ngọn đèo hàng đầu, xứng đáng được coi là đệ nhất hùng quan của vùng này .

Đường trekking đỉnh Đèo Mã Pì Lèng

Hiện tại có một con đường mòn trekking trên đỉnh đèo giúp du khách nhìn toàn cảnh con đèo một cách toàn vẹn hơn và cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ của đại ngàn Đông Bắc…

Làng dân tộc Lô Lô Chải, Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc

Làng dân tộc Lô Lô Chải, Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc

Vị trí: Làng Lô Lô thuộc thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc
Đời sống văn hóa dân tộc hầu như vẫn giữ được khá nguyên vẹn, được thể hiện rất rõ trong sinh hoạt hàng ngày, trong lễ hội và trong trang phục, nhất là trang phục phụ nữ.

Hẻm vực Tu Sản

Hẻm vực Tu Sản

Hẻm Tu Sản trên sông Nho Quế nổi tiếng là một những hẻm vưc sâu nhất Đông Nam Á, nằm giữa Đồng Văn và Mèo Vạc. Với độ cao 1500m, sâu 700 – 900m, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, hẻm Tu Sản mang vẻ đẹp nên thơ, kỳ bí như sợi chỉ màu ngọc bích huyền ảo, ẩn hiện giữa núi rừng Đông Bắc hiểm trở.
Đến đây bạn có thể đứng từ những mỏm đá cao, phóng tầm mắt xuống ngắm trọn cảnh sắc của dòng sông Nho Quế, của hẻm vực Tu Sản và cảm nhận sự hùng vĩ của thiên nhiên được thể hiện qua sự giãn nở của các tầng địa chất tạo nên hẻm vực.
Tuy còn khá hoang sơ và kinh tế khó khăn song không thể phủ nhận những vẻ đẹp mà thiên nhiên nơi đây mang lại cho du khách đi chương trình có thể chiêm ngưỡng và khám phá.

Cao Bằng vài nét tổng quan

1. Điều kiện tự nhiên 

Vị trí địa lý

Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc), đường biên giới dài trên 333 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc – Nam 80 km (từ xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm đến xã Quang Trọng, huyện Thạch An). Theo chiều Đông – Tây 170 km (từ xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang đến xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm).

Tỉnh Cao Bằng được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 22o21’21” đến 23o07’12” vĩ độ Bắc và từ 105o16’15 kinh độ Đông với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.703,42 km2. Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài hơn 333km; Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Lạng Sơn; Phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang. Trung tâm tỉnh là Thành phố Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo đường Quốc lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 130 km theo đường Quốc lộ 4A.

Địa hình

Địa hình của tỉnh khá phức tạp với độ cao trung bình so với mặt biển trên 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Địa hình của tỉnh được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng địa trũng (vùng trung tâm) có địa hình khá bằng phẳng, bao gồm đồi thấp xem kẽ các cánh đồng tương đối rộng, phân bố chủ yếu ở huyện Hòa An, Thành phố Cao Bằng và các xã phía Nam huyện Hà Quảng; Vùng núi đất: chạy từ phía Tây Bắc huyện Bảo Lạc, qua huyện Nguyên Bình xuống phía Tây Nam huyên Thạch An. Là vùng có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, có đỉnh núi cao gần 2000m, như Phja Dạ (Bảo Lâm) 1980m, Phja Oắc (Nguyên Bình) 1931m. Vùng đá vôi: chạy từ phía Bắc dọc theo biên giới Việt – Trung, vòng xuống phía Đông Nam của tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Thông Nông, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hòa. Về địa thế, tỉnh Cao Bằng có độ dốc cao, đặc biệt là ở những nơi có nhiều núi đá, có tới 75% diện tích đất đai có độ dốc trên 250.

Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.703,42 km2; là cao nguyên đá vôi xen với đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên có độ cao từ 600 – 1.300 so với mặt nước biển. Núi rừng chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh, đất bằng để canh tác chỉ có gần 10%. Non nước Cao Bằng đậm đà bản sắc văn hoá các dân tộc.

Nhìn chung, tỉnh Cao Bằng có địa hình khá đa dạng, bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu,… và sự phức tạp của địa hình tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái đặc thù, cho phép Cao Bằng phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, đặc điểm địa hình như vậy đã ảnh hưởng lớn đến việc giao lưu phát triển kinh tế – xã hội và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, đặc biệt là giao thông, đồng thời đã tạo ra sự manh mún đất trong sản xuất nông nghiệp và dễ gây ra hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất trong mùa mưa.

Khí hậu

Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Có tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới. Cao Bằng là cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc từ Trung Quốc tràn sang vào mùa Đông và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam vào mùa Hè.

Nhìn chung khí hậu Cao Bằng mát mẻ quanh năm lại có nhiều núi cao, phong cảnh thiên nhiên hữu tình nên rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, du lịch.

Sông suối

Sông Bằng bắt nguồn từ núi Nà Vài cao 60m, cách Sóc Giang về phía Tây Bắc 10 km, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và nhập vào sông Tây Giang tại Long Châu ở độ cao 140m. Sông Bằng có diện tích lưu vực thuộc tỉnh Cao Bằng là 3.377 km2. Sông chảy qua địa phận tỉnh Cao Bằng dài 110 km với 4 phụ lưu là sông Dẻ Rào, Sông Hiến, sông Trà Lĩnh, sông Bắc Vọng; độ dốc lưu vực là 20% mật độ lưới là 0,91 km/km2, hệ số uốn khúc là 1,29. Sông Gâm chảy qua tỉnh Cao Bằng bắt đầu ở xã Khánh Xuân (huyện Bảo Lạc) và kết thúc ở thị trấn Pác Miầu (huyện Bảo Lâm), có diện tích lưu vực là 2006 km2 (kể cả phần sông Năng). Sông Quây Sơn: Bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua huyện Trùng Khánh và huyện Hạ Lang với chiều dài 38 km. Các sông, suối thuộc lưu vực lớn của sông Quây Sơn là sông Quây Sơn Tây, sông Quây Sơn Đông, suối Bản Viết, suối Na Vy và suối Gun. Các sông của tỉnh Cao Bằng có nhiều tiềm năng cho sử dụng mục đích thủy điện.

Tài nguyên

– Tài nguyên đất: Tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích tự nhiên 670.342,26 ha, quy mô diện tích ở mức trung bình so với các tỉnh khác trong toàn quốc. Tài nguyên đất đai tỉnh Cao Bằng được chia thành 10 nhóm chính: Nhóm đất phù sa diện tích 7.718 ha chiếm 1,06% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; Nhóm đất lầy và than bùn diện tích khoảng 11ha: Nhóm đất đỏ vàng diện tích 408.563 ha chiếm 60,8%; Nhóm đất mùn trên núi cao diện tích 194 ha chiếm 0,03%; Nhóm đất cacbonat diện tích 6.322 ha chiếm 0,94%; Nhóm đất đen diện tích khoảng 127 ha chiếm 0,02%; Nhóm  đất mùn vàng đỏ trên núi diện tích khoảng 63.054 ha chiếm 9,38%: Đất xói mòn trơ sỏi đá diện tích 2.420 ha chiếm 0,36%. Nhìn chung tài nguyên đất tỉnh Cao Bằng khá đa dạng về nhóm đất và loại đất, đã tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông -lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng.

– Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kế năm 2013, diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Cao Bằng 533.384,7 ha, chiếm 79,56% diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng nghèo và rừng mới phục hồi. Rừng ở Cao Bằng có nhiều loại cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao cũng như giá trị nghiên cứu khoa học, đã phát hiện được 27 loài thực vật quý hiếm ghi trong sách đỏ Việt Nam như cẩu ích, bổ cốt toái, dẻ tùng sọc trắng, hoàng đàn, thông pà cò, ngũ gia bì gai,… hệ thống vật rừng khá phong phú, theo kết quả điều cho thấy ở Cao Bằng có khoảng 196 loài, trong đó có một số loài quý hiếm như: Khỉ mặt đỏ, cu li lớn, vượn đen, voọc đen má trắng, cáo lửa, sói đỏ, gấu ngựa, rái cá, báo hoa mai, hươu xạ, sơn dương, tê tê, sóc bay…

– Tài nguyên nước: Tiềm năng nước mặt tỉnh Cao Bằng trung bình năm khoảng 10,5 tỷ m3, trong đó phần từ bên ngoài chảy vào là 5,4 tỷ (Trung Quốc chảy sang là 3,5 tỷ m3, sông Nho Quế chảy từ Hà Giang là 1,9 tỷ m3) và lượng dòng chảy trên tỉnh Cao Bằng đạt 5,1 tỷ m3. Nói chung tài nguyên nước của tỉnh Cao Bằng còn khá dồi dào, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

– Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú, với 199 điểm mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản khác nhau như sắt, mangan, chì, kẽm…, trong đó có những mỏ có quy mô lớn tập trung ở các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Nguyên Bình, Hạ Lang… Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2888/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2011, về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2015, có xét đến năm 2020 và đã cấp phép khai thác, chế biến một số loại khoáng sản. Công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều tiềm năng.

Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc), đường biên giới dài trên 333 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc – Nam 80 km (từ xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm đến xã Quang Trọng, huyện Thạch An). Theo chiều Đông – Tây 170 km (từ xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang đến xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm).
Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.703,42 km2; là cao nguyên đá vôi xen với đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên có độ cao từ 600 – 1.300 so với mặt nước biển. Núi rừng chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh, đất bằng để canh tác chỉ có gần 10%. Dân số hiện nay là 519.802 người. Non nước Cao Bằng  đậm đà bản sắc  văn hoá các dân tộc. Từ khi thành lập tỉnh đến nay đã trả qua những giai đoạn lịch sử hình thành và phát triển mang dấu ấn sâu sắc.
Thời kỳ phong kiến
Từ thời kỳ đầu dựng nước, vùng Cao Bằng đã có cư trú của người Việt cổ, minh chứng là qua các di chỉ khảo cổ, di tích đã được khai quật ở Hồng Việt, (Hòa An), Cần Yên (Thông Nông), Lũng Ỏ (Quảng Uyên)… cùng truyền thuyết về Pú Luông – Giả Cải, Cẩu chủa cheng vùa.
Địa danh Cao Bằng được chép trong sử sách từ rất sớm. Sách “Dư địa chí” do Nguyễn Trãi biên soạn năm 1435 đã ghi “Cao Bằng xưa là ngoại địa của bộ Vũ Định; Đông Bắc tiếp giáp Lưỡng Quảng; Tây Nam tiếp giáp Thái Nguyên, Lạng Sơn. Có 1 lộ, 4 châu, 273 làng xã. Đấy là nơi phên dậu thứ tư về phương Bắc vậy”.
Sách “Việt kiệu thư” của Lý Văn Phượng (nhà Minh – Trung Quốc) viết năm 1540, mục “Châu quận diên cách” ghi tên các đạo, phủ, châu, huyện nước ta hồi đầu nhà Lê, có tên phủ Cao Bằng.
Thời vua Lê Thánh Tông trị vì (1460 – 1497), vào năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đã chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên (Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn). Cao Bằng lúc đó gọi là phủ Bắc Bình thuộc thừa tuyên Thái Nguyên.
Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), Lê Thánh Tông cho định bản đồ của 12 thừa tuyên, trong nước có 49 phủ, 163 huyện, 50 châu. Đồng thời đổi tên 6 thừa tuyên. Thừa tuyên Thái Nguyên được đổi tên gọi là thừa tuyên Ninh Sóc.
Năm Hồng Đức thứ 3 (1472), Lê Thánh Tông đặt thêm thừa tuyên Quảng Nam, nước ta khi đó gồm 13 thừa tuyên, tổng cộng 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 36 phường. Phủ Cao Bằng thuộc thừa tuyên Ninh Sóc, phủ Cao Bằng có 4 châu:
Năm Hồng Đức thứ 4 (1473), thừa tuyên Ninh Sóc lại được đổi tên thành thừa tuyên Thái Nguyên, phủ Bắc Bình được đổi thành phủ Cao Bằng vẫn trực thuộc thừa tuyên Thái Nguyên.
Năm Cảnh Thống thứ 2 (1499), đời vua Lê Hiến Tông, nhà vua đã tách một số thừa tuyên thành các trấn mới, tại các trấn đó đã thiết lập bộ máy mới có chức năng quản lý hành chính và có trách nhiệm với triều đình Trung ương như các đạo thừa tuyên. Thừa tuyên Thái Nguyên được tách thành trấn Thái Nguyên và trấn Cao Bằng, theo “Phương Đình địa chí” và “Đại Việt địa dư toàn biên” của Nguyễn Văn Siêu thì: Năm Cảnh thống thứ hai 1499 Cao Bằng được tách làm trấn riêng, sách ấy ghi rõ “Năm Cảnh Thống thứ 2 mới đặt riêng làm trấn Cao Bằng”; khi mới thành lập Cao Bằng gồm 1 phủ, 4 châu: phủ Cao Bình, châu Thái Nguyên (Thạch Lâm), châu Lộng Nguyên, châu Thượng Lang, châu Hạ Lang. Trấn lỵ đặt tại Hòa An.
Như vậy từ năm 1499, Cao Bằng được tách khỏi Thái Nguyên thành lập một trấn riêng không lệ thuộc vào Thái Nguyên như trước. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử, trấn Cao Bằng xuất hiện. Đó là một niên đại quan trọng, một bước ngoặt trong tiến trình lịch sử Cao Bằng, chứng tỏ vùng đất này đã phát triển đến mức trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền Trung ương. Từ khi tách, Cao Bằng có bộ máy riêng để quản lý lãnh thổ, bộ máy đó chịu sự quản lý điều hành của chính quyền nhà nước Trung ương (triều đình – nhà vua), bình đẳng với các trấn khác.
Đến thời nhà Mạc (1592 – 1677) lên Cao Bằng, đóng đô ở Cao Bình (nay thuộc xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng) đặt hiệu là Càn Thống, quản lý cả các vùng Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn.
Năm 1677 – nhà Mạc mất, nhà Lê lại đặt trấn Cao Bằng. Trong “Đại Việt địa dư toàn biên” ghi rõ: “Đến năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677) nhà Mạc mất, nhà Lê lại đặt làm trấn Cao Bằng. Đặt trọng trấn để cai trị, trấn này có 1 phủ, 4 châu”. Chuyển lỵ trấn về Cao Bằng.
Từ thời Lê Trung Hưng đến trước khi vua Minh Mệnh cải cách hành chính (1831 – 1832), thì cả nước đã hình thành các đơn vị hành chính mới. Theo sách “Tên làng xã Việt Nam đến đầu thế kỷ XIX” là một bộ địa danh hành chính đời Gia Long (1801 – 1820), trấn Cao Bằng gồm 4 châu, 27 tổng, 233 xã, thôn, phường, trại, động.
Thời thuộc Pháp
Tháng 10/1886, thực dân Pháp đánh chiếm Cao Bằng.
Năm 1888, Cao Bằng là một quân khu. Quân khu Cao Bằng gồm Tiểu quân khu Cao Bằng và các đồn binh: Cao Bằng, Sóc Giang, Nguyên Bình, Ngân Sơn, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hoà, Nặm Nàng.
Thực dân Pháp đã phân chia địa bàn từ Thanh Hoá trở ra bắc thành 14 quân khu. Mỗi quân khu do một sĩ quan cấp đại tá hoặc cấp tướng trực tiếp chỉ huy.
Ngày 06/8/1891, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ các quân khu và thiết lập các đạo quan binh. Đạo quan binh là đơn vị hành chính đặc biệt do giới quân sự nắm quyền cai trị. Mỗi đạo quan binh do một sĩ quan đứng đầu làm tư lệnh với đầy đủ quyền dân sự và quân sự, thời kỳ đầu về dân sự ngang với Thống sứ Bắc Kỳ.
Ngày 20/8/1891, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tại Bắc Kỳ 4 đạo quan binh: Đạo quan binh 1 Phả Lại, Đạo quan binh 2 Lạng Sơn, Đạo quan binh 3 Yên Bái, Đạo quan binh 4 Sơn La. Đạo quan binh thứ 2 thủ phủ đặt tại Cao Bằng (Cao Bằng là tiểu quân khu thuộc Đạo quan binh 2). Sau đó chuyển thành Đạo quan binh 2 Cao Bằng, đạo lỵ đặt tại Cao Bằng, gồm 3 tiểu quân khu: Cao Bằng, Bảo Lạc, Bắc Kạn.
Ngày 01/01/1906, Toàn quyền Đông Dương ra quyết định: “các Đạo quan binh 2, 3 và 4 được đặt lại, về phương diện tài chính dưới quyền của Thống sứ Bắc Kỳ và được cai trị theo luật lệ hiện hành tại các tỉnh dân sự. Việc cai trị các Đạo quan binh 2, 3 và 4 vẫn đặt dưới quyền một sĩ quan cao cấp cấp đại tá hoặc trung tá. Mỗi đạo quan binh được phân thành 2 hạt. Việc chia thành khu vực bị bãi bỏ”.
Từ sau Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 16/4/1908, đạo quan binh chia thành các đơn vị hành chính và tư pháp ngang với công sứ các tỉnh dân sự.
Từ năm 1886 – 1945, tên gọi, địa giới và số lượng các đơn vị hành chính tỉnh Cao Bằng luôn có sự thay đổi. Cuối thế kỷ XIX, tỉnh Cao Bằng gồm có phủ Trùng Khánh (với 3 châu: Thượng Lang, Hạ Lang, Quảng Uyên) và phủ Hòa An (với 3 châu: Thạch Lâm, Thạch An, Nguyên Bình).
 Năm 1926, theo sách “Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ”, “Cao Bằng là Đạo quan binh thứ nhì” gồm 1 phủ: Hòa An (phủ lỵ ở Nước Hai); 7 châu: Hà Quảng, Thạch An, (châu lỵ ở Đông Khê), Nguyên Bình, Phục Hoà (châu lỵ ở Tà Lùng), Quảng Uyên, Thượng Lang (châu lỵ ở Trùng Khánh phủ) và Hạ Lang; 3 đại lý: Quảng Uyên, Nguyên Bình và Đông Khê.
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Cao Bằng cùng cả nước bước sang một giai đoạn lịch sử mới.
 Năm 1948, Chính phủ quyết định bãi bỏ cấp tổng, phủ, đạo, châu. Cấp trên cấp xã và dưới cấp tỉnh nhất loạt gọi là huyện. Cao Bằng lúc đó gồm 11 huyện, thị: Hòa An, Hà Quảng, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, Phục Hoà, Hạ Lang, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Trấn Biên và Thị xã Cao Bằng.
 Ngày 03/10/1950, Cao Bằng hoàn toàn được giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.
 Ngày 01/7/1956, Cao Bằng cùng các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang hợp thành Khu tự trị Việt Bắc. Ngày 20/3/1958, huyện Trấn Biên được đổi tên thành huyện Trà Lĩnh. Ngày 7/4/1966, chia huyện Hà Quảng thành hai huyện là: Hà Quảng và Thông Nông. Ngày 8/3/1967, hợp nhất huyện Quảng Uyên và Phục Hoà thành huyện Quảng Hoà. Đến ngày 27/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (khoá V) kỳ họp thứ 2 quyết nghị bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính. Quyết định tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn hợp nhất thành một tỉnh là Cao Lạng, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Cao Bằng.
 Ngày 29/12/1978, Nghị quyết Quốc hội khoá VI, kỳ họp thứ 4 chia tỉnh Cao Lạng thành 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Sáp nhập 2 huyện Ngân Sơn và Chợ Rã tỉnh Bắc Thái vào tỉnh Cao Bằng.
 Ngày 06/01/1996, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 phê chuẩn tách 2 huyện Ngân Sơn, Ba Bể của tỉnh Cao Bằng về tỉnh Bắc Kạn. Tỉnh Cao Bằng thời điểm này gồm 11 đơn vị hành chính cấp huyện, thị (1 thị xã, 10 huyện) và 189 xã, phường, thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên là 6.724,72 km2.
 Ngày 25/9/2000, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 52/2000/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bảo Lạc và thành lập huyện Bảo Lâm thuộc tỉnh Cao Bằng.
 Ngày 13/12/2007, Chính phủ ra Nghị định số 183/2007/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Bảo Lạc, Thông Nông, Trùng Khánh, Phục Hoà thuộc tỉnh Cao Bằng.
Ngày 18/10/2010, thị xã Cao Bằng được Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra Quyết định số 926/QĐ-BXD, công nhận là đô thị loại III.  Ngày 25/9/2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP, thành lập Thành phố Cao Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng.
Như vậy, dù nhiều lần thay đổi tên gọi, điều chỉnh địa giới hành chính, song lãnh thổ Cao Bằng cơ bản vẫn ổn định. Hiện nay, Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố và 12 huyện); 199 xã, phường, thị trấn (14 thị trấn, 4 phường, 181 xã); có 46 xã thị trấn biên giới, có 2 cửa khẩu quốc gia, 1 của khẩu quốc tế.

 Thiên nhiên đã tạo cho Cao Bằng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Thác Bản Giốc, động Ngao huyện Trùng Khánh; hồ Thang Hen huyện Trà Lĩnh… Cao Bằng là nơi có nhiều khu di tích lịch sử tiêu biểu cho truyền thống đấu tranh giữ nước, bảo vệ nền độc lập tự do dân tộc như  hai di tích Quốc gia đặc biệt: Khu di tích lịch sử Pác Bó huyện Hà Quảng, Rừng Trần Hưng Đạo huyện Nguyên Bình; khu di tích Lam Sơn huyện Hoà An, di tích Đông Khê – Đức Long huyện Thạch An… gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

du lịch hà giang tự túc, du lịch hà giang mùa nào đẹp nhất, du lịch hà giang 3 ngày 2 đêm, du lịch hà giang mùa nào đẹp, du lịch hà giang tháng 10, du lịch hà giang từ tp hcm, du lịch hà giang tháng 12, du lịch hà giang a-z, du lịch hà giang ăn gì

3. Các dân tộc

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có người thuộc 28 dân tộc sinh sống. Trong đó có các dân tộc:
– Dân tộc Tày , – Dân tộc Nùng, – Dân tộc Dao,
– Dân tộc Kinh (Việt), – Dân tộc Sán Chay ,- Dân tộc Lô Lô
– Dân tộc Hoa,  – Dân tộc Ngái

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “TOUR KHÁCH GHÉP ĐI HÀ GIANG 2022”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *