THÁI NGUYÊN –  VIẾNG MỘ ĐẠI TƯỚNG – NGÃ BA ĐỒNG LỘC – CỬA LÒ – DI TÍCH TRÔNG BỒN

Mô tả

THÁI NGUYÊN –  VIẾNG MỘ ĐẠI TƯỚNG – NGÃ BA ĐỒNG LỘC – CỬA LÒ – DI TÍCH TRÔNG BỒN

( 02 ngày/ 02 đêm )

THÁI NGUYÊN –  VIẾNG MỘ ĐẠI TƯỚNG – NGÃ BA ĐỒNG LỘC – CỬA LÒ – DI TÍCH TRÔNG BỒN, chương trình du lịch cho những đoàn luôn hướng về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, kết hợp với thăm quan cảnh quan thiên nhiên được UNESCO cộng nhận, di sản thiên nhiên thế giới, kết hợp với thăm quan di tích Truôn bồn lịch sử.

Đêm 01:           Thái Nguyên – Quảng Bình       

19h00: Xe ô tô và HDV Công ty Du lịch Hà Linh đón quý khách từ điểm hẹn khởi hành đi Quảng Bình. Đoàn nghỉ đêm trên xe.

Thái Nguyên – Quảng Bình  

Ngày 01:       Viếng Mộ Đại Tường Võ Nguyên Giáp – Ngã Ba Đồng Lộc

Qúy đoàn ăn sáng tại nhà hàng, sửa soạn trang phục xe đưa đoàn tới Vũng Chùa – Đảo Yến thuộc xó Quảng Đông, Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình. Đoàn dâng nén hương thơm kính cẩn nghiêng mình trước phần mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.

Quý khach tới với trung tâm mua sắm đặc sản Quảng Bình và hàng Thái Lan miễn thuế.

11h30: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng.

THÁI NGUYÊN – MỘ ĐẠI TƯỚNG -QUẢNG BÌNH

13h00: Đoàn khởi hành tơi Viếng thăm Ngã Ba Đồng Lộc – Ngã ba Đồng Lộc,di tích lịch sử gắn liền với sự hy sinh của 10 nữ thanh niên xung phong trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam Việt Nam. Chiều đoàn về tới Cửa lò: Nhận phòng khách sạn, tự do tắm biển. Ăn tối thưởng thức đặc sản biển tại khách sạn.

Tối: Quý khách tự do tham quan Cửa Lò hoặc cùng ngư dân đi câu mưc.

THÁI NGUYÊN – VŨNG CHÙA ĐẢO YẾN

Ngày 02:   Cửa Lò – Truông Bồn – Bình Sơn

 07h00: Quý khách ăn sáng,  trả phòng khách sạn xe đưa đoàn tới viếng thăm

di tích Truông Bồn.  Thuộc địa phận xã Mĩ Sơn, huyện Đô Lương.Tại đây, ngày 31/10/ 1968, 13 chiến sĩ của Đại đội Thanh niên xung phong 317 đã cùng lúc anh dũng hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ (17 – 22 tuổi). Sự hi sinh ấy là một vết son trong sổ vàng truyền thống của lực lượng Thanh niên xung phong, tỏ rõ thêm chủ nghĩa anh hùng cách mạng, và cũng là bằng chứng hết sức nổi bật về những mất mát, đau thương do chiến tranh để lại. Tại đây đoàn làm lễ dâng hương dâng hoa tưởng niệm các vị anh hùng dân tộc. Nơi đây là một chứng tích hào hùng, bất hủ ghi dấu những chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong đó có “tiểu đội thép”, “tiểu đội cảm tử” anh dũng hy sinh khi bảo vệ mạch máu giao thông chiến lược,…

THÁI NGUYÊN – CỬA LÒ – QUÊ BÁC – TRUÔNG BỒN

Quý khách ăn trưa tại nhà hàng trên đường về.

Chiều: Xe ô tô đưa đoàn về điểm đón ban đầu tại Thái Nguyên – Chia tay quý khách, kết thúc chương trình   

THÁI NGUYÊN – TRUÔNG BỒN – NGHỆ AN

 

BẢNG GIÁ TRỌN GÓI DÀNH CHO 01 QUÝ KHÁCH 1.000.000đ

Áp dụng cho đoàn trên 42 khách đi xe 45 chỗ ngồi

*Giá trên bao gồm: – Xe ô tô chuyên phục vụ du lịch đời mới. – Ăn 03 bữa chính 120.000 đ/khách/bữa. Ăn 02 bữa  phụ 30.000đ. – Khách sạn phòng nghỉ máy lạnh, đầy đủ tiện nghi, ngủ 04 ngư­ời/phòng. tại Cửa Lò, phòng các biển dưới 100m. khách sận mới xây, tivi LEP, tắm lóng lạnh, tủ lạnh, 04 khách/phòng – Hương hoa Viếng Mộ Đại Tướng, Di tích Ngã Ba Đồng Lộc, Di tích Truông Bồn – Nư­ớc uống 1 chai/người/ngày. – Bảo hiểm du lịch mức 20.000.000,đ/ngư­ời/vụ. – Hướng dẫn viên du lịch, mũ du lịch Hà Linh Không  bao gồm: – Nghỉ phòng đơn, đồ uống, chi phí cá nhân và  thuế VAT. Ghi chú:         – Trẻ em từ 0 – 5 tuổi miễn phí (ăn, ngủ cùng bố mẹ) – Trẻ em từ 6 -11 tuổi miễn giảm một nửa. – Trẻ em từ 12 tuổi tính bằng ng­ời lớn.  

 

Giới thiệu về điêm thăm Viếng Mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.

 Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013) là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, tổng tư lệnh chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Năm 1984, Tân Bách khoa toàn thư Anh quốc (The new Encyclopedia Britannica), một trong những bách khoa thư đồ sộ nhất thế giới đã bình chọn Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong 10 vị tướng kiệt xuất của thế giới.

Vũng Chùa – Đảo Yến nơi đất mẹ Quảng Bình đã được Đại tướng chọn làm nơi an nghỉ cuối cùng của mình. Vũng Chùa là khu vực có khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, hoang sơ, lưng tựa núi Thọ Sơn, mặt hướng ra biển Đông hùng vĩ với nhiều đảo nhỏ như hòn La, hòn Gió, hòn Nồm (đảo Yến). Phần mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm tại Mũi Rồng – mũi đất vươn ra biển, đối diện với đảo Yến.

Khu mộ Đại tướng được Tiểu đội 1 thuộc Đội cảnh vệ đồn biên phòng 184 (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình) thay phiên nhau canh gác 24/24h. Lực lượng cảnh vệ được chia làm 3 điểm chốt: một điểm tiếp nhận, ghi chép đón khách; một điểm theo dõi, hướng dẫn khách vào viếng và một điểm hướng dẫn thắp hương tại mộ Đại tướng.

Nhằm tôn tạo cảnh quan khu mộ Đại tướng, 13.000 cây thông và dừa Thanh Hóa được trồng phủ xanh núi Thọ Sơn và dọc theo con đường nhựa ven biển dẫn vào khu mộ. Gần mộ đại tướng có tháp chuông với quả chuông đồng in bốn chữ lớn “Vũng Chùa Hồng Chung”.

THÁI NGUYÊN –  VIẾNG MỘ ĐẠI TƯỚNG – NGÃ BA ĐỒNG LỘC

Đại Tướng Và Những Tác Phẩm Quân Sự Bất Hủ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

có nhiều tác phẩm quân sự có giá trị nghiên cứu cao như: “Khu giải phóng” (1946), “Đội quân giải phóng” (1947), “Chiến tranh giải phóng và quân đội nhân dân, ba giai đoạn chiến lược” (1950), “Điện Biên Phủ” (1964), “Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng” (1970), “Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân” (1972), “Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc” (1979), “Tư tưởng Hồ Chí Minh và Con đường cách mạng Việt Nam” (2000)…

Trung bình mỗi ngày có hàng nghìn lượt khách đến thắp hương, viếng mộ Đại tướng, đặc biệt vào những dịp lễ tết hay cuối tuần.

đón thời cơ. Những Chiến Công Oanh Liệt Của Đại Tướng Năm 1940, Võ Nguyên Giáp gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Năm 1941 đúng dịp tết Nguyên đán Tân Tỵ, Võ Nguyên Giáp cùng Hồ Chí Minh trở về Cao Bằng.

Trong thời gian ở hang Pắc Bó, Hồ Chí Minh tiên đoán cách mạng sẽ thành công vào năm 1945, một dự đoán chuẩn xác, và tiến hành xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng. Ngày 22/12/1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Ngày 25/12/1944, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần. Ngày 14/8/1945, Võ Nguyên Giáp trở thành Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Sau Cách mạng Tháng Tám, từ 28/8/1945 đến hết năm 1945, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ. Từ 7/1947 – 7/1948: Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ Liên hiệp. Ngày 19/12/1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ.

Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp thụ phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28/5/1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20/1/1948, ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi. Tháng 8/1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập.

Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951. Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tên gọi là “Chiến tranh nhân dân” kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Trong 9 năm trường kỳ đánh Pháp, Võ Nguyên Giáp đã có những sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự và đã trở thành những kinh nghiệm quý báu như: “Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”.

Với chuyên gia quân sự Trung Quốc sang giúp huấn luyện quân đội, ông chỉ đạo chiến sĩ học tập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương pháp của nước bạn, đồng thời nhắc nhở cán bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc tiết kiệm sinh mạng bộ đội do Việt Nam là nước nhỏ không thể nuôi nhiều quân. Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Hồ Chí Minh đã dặn dò: “Cho chú toàn quyền chỉ huy.

Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn”. Ông tự tin lên kế hoạch và chỉ huy 4 trong 6 sư đoàn bộ binh khi đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam là 304, 308, 312, 316 và Đại đoàn sơn pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Pháp. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm và đã đưa Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam. 

GIỚI THIỆU VỀ ĐIỂM DU LỊCH HÀ TĨNH

Trong đó, đón tiếp nhiều đoàn khách khách cấp cao của Đảng, nhà nước, các bộ ngành T.Ư; lãnh đạo các tỉnh, thành trong cả nước; các đoàn khách quốc tế.

Đặc biệt trong dịp tháng 7/2016, hướng tới Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7) và kỷ niệm 48 năm Ngày chiến thắng Ngã ba Đồng Lộc và 48 năm ngày hy sinh của 10 nữ Anh hùng liệt sĩ TNXP (24/7/1968 – 24/7/2016), Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc đã huy động 100% lực lượng tổ chức đón tiếp và hướng dẫn khách thăm quan từ 6 giờ 30 phút sáng đến 18 giờ, kể cả thứ bảy, chủ nhật và làm việc xuyên trưa. Bình quân mỗi ngày Khu di tích đón từ 1.200 đến 1.500 lượt du khách.

Thời gian gần đây, mỗi năm Ban Quản lý Khu di tích đón tiếp, hướng dẫn cho 250 đến 300 nghìn lượt du khách đến thăm quan.

Đến thăm quan địa chỉ đỏ này là khách thập phương ở mọi miền tổ quốc: Là các đoàn cựu chiến binh ngực đeo đầy huân huy chương, đã từng tham gia chiến đấu ở các chiến trường (trong đó có cả Ngã ba Đồng Lộc anh hùng); các đoàn viên, thanh niên, công nhân viên chức xuất sắc ở các tỉnh thành; các cháu học sinh, thanh thiếu nhi. Ngoài ra, có không ít gia đình với 2-3 thế hệ cũng về với Đồng Lộc để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ.

THÁI NGUYÊN –  VIẾNG MỘ ĐẠI TƯỚNG – NGÃ BA ĐỒNG LỘC

Các cháu học sinh tiểu học phường Hưng Dũng (TP Vinh – Nghệ An) tham quan khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc

Cựu thanh niên xung phong (TNXP) Phạm Thị Ngân (69 tuổi) từng công tác ở Đội 89, C 895 (Đoàn TNXP Hương Hà – Thái Bình) cho biết: “Hằng năm, cứ vào dịp 27/7, tôi cùng Hội cựu chiến binh của xã Hùng Dũng, huyện Hưng Hà (Thái Bình) tổ chức đi dâng hương, hoa tại các di tích lịch sử như Ngã ba Đồng Lộc, Hang Tám Cô (Quảng Bình), Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn… để tưởng nhớ những đồng đội, những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh cho độc lập của Tổ quốc”.

Từ năm 1968 đến năm 1972, Đoàn TNXP Hưng Hà của bà đã từng tham gia làm đường từ Ngã ba Đồng Lộc vào đến Cổng Trời (Tuyên Hóa – Quảng Bình), giữ vững mạch máu giao thông thông suốt dưới làn mưa bom của đế quốc Mỹ. Tại Ngã ba Đồng Lộc, đồng đội của bà đã hy sinh gần mười người. Bà Ngân cho biết thêm.

Cũng theo ông Nguyễn Đình Ước: Ban Quản lý tiếp tục xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ ngày càng chuyên nghiệp hơn. Ban phối hợp chặt chẽ với T.Ư Đoàn, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục huy động các nguồn lực để chỉnh trang tổng thể khu di tích, trong đó xây dựng các công trình văn hóa tâm linh, như: Đền thờ Ngã ba Đồng Lộc, phục dựng các công trình vết tích chiến tranh; nâng cấp sa bàn điện tử và nhà truyền thống; sắp xếp trưng bày hệ thống các hiện vật… để xứng tầm là Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt và là địa chỉ giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ.

giới thiệu về Truông bồn

Nhân kỉ niệm 70 năm, Ngày Bác Hồ sáng lập lực lượng thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam (15/7/1950-15/7/2020), những ngày này, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn, Nghệ An đón hàng trăm đoàn khách đến dâng hương, hoa tưởng nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ. Nơi đây không chỉ ghi lại chứng tích lịch sử đầy bi hùng mà còn là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau.

Truông Bồn là địa chỉ đỏ để các tầng lớp nhân dân đến dâng hương tưởng niệm và tri ân các anh hùng, liệt sĩ. 

Với vị trí đặc biệt trọng yếu trên tuyến đường 15A huyết mạch, bảo đảm vận chuyển chi viện cho chiến trường miền nam, Truông Bồn trở thành nơi diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt giữa ý chí, tinh thần thép của những con người quả cảm với bom đạn khốc liệt của quân thù. Chỉ tính riêng từ năm 1964 đến 1968, không quân Mỹ đã trút xuống Truông Bồn 18.936 quả bom các loại và hàng nghìn quả tên lửa, rốc-két hòng cắt đứt huyết mạch giao thông chi viện sức người, sức của cho các chiến trường. Bất chấp mưa bom, bão đạn của kẻ thù, với lòng quả cảm, tinh thần và quyết tâm sắt đá, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ TNXP đã sát cánh cùng lực lượng quân đội làm nên huyền thoại Truông Bồn.

Tại nơi này, đã có 1.240 cán bộ, chiến sĩ dũng cảm chiến đấu và anh dũng hy sinh. Điển hình, ngày 31/10/1968, 13 chiến sĩ TNXP của “Tiểu đội thép” đã anh dũng hy sinh làm nên khúc tráng ca Truông Bồn bất tử. Ngày 23/9/2008, Chủ tịch nước Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho tập thể 14 chiến sĩ TNXP Truông Bồn thuộc “Tiểu đội thép” huyền thoại.

Hiện nay, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn được xây dựng trên diện tích 21,7 ha thuộc địa bàn xã Mỹ Sơn, huyện Ðô Lương, Nghệ An, gồm: Khu mộ 13 Anh hùng liệt sĩ TNXP; đài tưởng niệm; nhà truyền thống; tháp chuông; Sa bàn điện tử “Tọa độ lửa” Truông Bồn… Cuối năm 2014, Khu di tích Truông Bồn chính thức đi vào hoạt động và nhanh chóng trở thành địa chỉ đỏ để các tầng lớp nhân dân và nhất là các cháu thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên trong tỉnh và trên mọi miền đất nước đến dâng hương tưởng niệm và tri ân các anh hùng, liệt sĩ.

Ông Trịnh Đăng Hảo, Cựu chiến binh chuyên gia quân sự giúp cách mạng Lào, hiện sống tại xóm 4, xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên cho biết, trong thời kì cách mạng ấy, ngoài lực lượng chủ lực là Quân tình nguyện Việt Nam giúp cách mạng Lào thì lực lượng TNXP là nòng cốt vận chuyển lương thực thực phẩm, đạn dược, kể cả việc mở đường mới vào trận địa, cụ thể như mở đường 7B qua Tha-đo huyện Kỳ Sơn, Nghệ An lên Xiêng-khoảng của Lào. Ông nhận thấy rằng, cho đến hôm nay công tác đền ơn đáp nghĩa đối với lực lượng này đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tuy vậy vẫn còn một số đối tượng chưa được hưởng chính sách do không đủ căn cứ hồ sơ: “Ngày nay về đời thường TNXP cũng có những cái điểm mà hiện nay họ đang còn thiệt thòi, đề nghị Đảng và nhà nước quan tâm hơn nữa với lực lượng TNXP, để giúp họ vượt qua những khó khăn, bởi vì quỹ thời gian của họ hiện nay không còn bao nhiêu nữa. Mong rằng cùng với sự két nối của chính quyền các cấp, theo dõi quan tâm và giúp đỡ người thực việc thực mà đang còn thiệt thòi.”

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “THÁI NGUYÊN –  VIẾNG MỘ ĐẠI TƯỚNG – NGÃ BA ĐỒNG LỘC – CỬA LÒ – DI TÍCH TRÔNG BỒN”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *