1 SỐ THÔNG TIN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI DU LỊCH SA PA

THÔNG TIN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI DU LỊCH SA PA là niềm tự hào của vùng núi rừng Tây Bắc với khí hậu quanh năm mát mẻ và khung cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Một chuyến đi Sa Pa chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời. Có rất nhiều điều thú vị đang chờ chúng ta khám phá đấy!

Mô tả

THÔNG TIN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI DU LỊCH SA PA là niềm tự hào của vùng núi rừng Tây Bắc với khí hậu quanh năm mát mẻ và khung cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Một chuyến đi Sa Pa chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời. Có rất nhiều điều thú vị đang chờ chúng ta khám phá đấy!

1. Thời điểm đi Sapa là khi nào?

Thời điểm đi Sapa Nói Chung, Sapa thì mùa nào cũng đẹp, mỗi mùa sẽ có 1 vẻ đẹp riêng, đi mùa này thì mất cái kia, đi màu kia thì mất cái này. Tóm lại đẹp hơn cả là mùa lúa
chín tháng 4 – tháng 9 và mùa có Tuyết từ tháng 12 – tháng 2. Thời điểm này Sapa rất lạnh, cũng là mùa đào Tây Bắc bắt đầu nở. Thường thì các cặp đôi lên
đây săn mấy

2. Để có 1 chuyến Sapa thì bạn cần chuẩn bị những gì?

có 1 chuyến Sapa – Dự trù: chuyến du lịch Sapa tốn khoảng 2 – 3 triệu, tính từ Hà Nội (Tùy vào mức chi tiêu, sinh hoạt của từng người, ad có bảng dự trù chi phí cho các bạn
ở cuối bài để các bạn tham khảo nhé!)
– Giấy tờ tùy thân: CMTND, bằng lái xe
– Trang phục: các bạn không nên mang nhiều đồ cồng kềnh đâu nhé, ưu tiên các loại quần áo gọn nhẹ nhưng phải ấm. Mùa đông vùng cao lạnh lắm, bạn đi
du lịch Sapa đừng quên mang gang tay, khan, mũ len,… chống rét nha. Hành trình đi bộ cũng nhiều nên mang giày thể thao ấy nhé.

3. Di chuyển như thế nào? THÔNG TIN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI DU LỊCH SA PA

Di chuyển đến SaPa Mình hướng dẫn đi du lịch Sapa từ Hà Nội nhé. Các bạn ở TP. Hồ Chí Minh thì bay ra Hà Nội rồi di chuyển lên Sapa là con đường tiện nhất rồi. Vé máy bay
đi Hà Nội các bạn có thể tra ở đây nhé.

3.1 Đi bằng Oto giường nằm: THÔNG TIN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI DU LỊCH SA PA

Phương tiện này thì tiết kiệm thời gian do không cần dừng nghỉ ở các trạm, giá thì hạt rẻ, chỉ 250k/chiều/người thôi. Đặt khứ hồi trước thì 350k/người. Tuy
nhiên, đường lên du lịch Sapa rất nhiều đèo dốc, ngày mưa ngày gió khá nguy hiểm. Bạn nên cân nhắc giữa oto giường nằm và tàu hỏa trước khi đi nhé!
Dưới đây là một số lựa chọn xe giường nằm gợi ý cho bạn:
Lựa chọn 1: Xe Hưng Thành
– Tại Hà Nội
Mỹ Đình – 0989 294 294
287 Trần khát chân – 04 3633 7575
39 Cầu Giấy – 04 3766 6199
162B Trần Quang Khải – 04 3927 4285
– Tại Sa Pa – 0988 287 630
* Giờ xuất bến tại Hà Nội:
Bến xe Mỹ Đình: 19h00
Bến xe Gia Lâm: 20h00
Bến xe Lương Yên: 20h00
* Giờ xuất bến tại Sapa: 21h00
Lựa chọn 2: Xe Hà Sơn
– Văn phòng Hà Nội. Tòa nhà N2A- Trần Bình – Từ Liêm – Hà Nội (Cổng vào Bến xe Mỹ Đình).
Điện thoại đặt vé: 0984. 62 62 62 hoặc 0466 62 62 62
* Giờ Xuất bến:
* Hà Nội – Sapa.
– Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Phố Mới. Giờ xuất bến: 6h30, 8h30, 17h30, 18h45.
– Bến xe Yên Nghĩa – Bến xe Sapa. Giờ xuất bến: 14h00
– Bến xe Nước Ngầm – Bến xe Sapa. Giờ xuất bến: 6h00
* Sapa – Hà Nội
– Bến xe Sa Pa – Bến xe Yên Nghĩa. Giờ xuất bến: 6h00
– Bến xe Sapa – Bến xe Nước Ngầm. Giờ xuất bến: 13h30
Lựa chọn 3: Xe Sao Việt (số 789 đường Giải Phóng – 0437.638.638 )
Địa chỉ: số 7 Phạm Văn Đồng – 0437.687.687
Địa chỉ: Bến xe Mỹ Đình – 04.3995.8627
Địa chỉ: Bến xe Giáp Bát – 04.8586.7815
– Tại Sapa: số 069 phố Xuân Viên, thị trấn Sapa – 0203.509.689
THÔNG TIN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI DU LỊCH TỰ TÚC SAPA

THÔNG TIN CẦN THIẾT CHO CHUYẾN DU LỊCH TỰ TÚC SAPA

* Giờ xe xuất bến tại Hà Nội Liên tục : từ 6h sáng đến 23h30 đêm
* Giờ xe xuất bến tại Sapa: Sáng: 7h, 8h, 9h; Tối: 17h, 18h, 19h
Lựa chọn 4: Xe Vietbus
Địa chỉ: 284 Giải phóng, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 043 6272727
– Tại SaPa: số 1 Ngũ Chỉ Sơn SaPa – 0203 887 733
Lựa chọn 5: Camel Travel (459 Trần Khát Chân Sđt – 043 625 0739)
Địa chỉ :
* Hà Nội : 459 Trần Khát Chân Sđt : 043 625 0739 / 043 625 0659
* Sapa : 034 Ngũ Chỉ Sơn Sđt : 0203 872 755 / 0942 800 150
Nhà xe có rất nhiều điểm đón khách nên giờ cũng sẽ chênh nhau 1 chút nhé
3.2. Đi tàu hỏa
– Xuất phát ở ga Trần Quý Cáp nha, bạn có thể đặt online hoặc mua trực tiếp tại quầy vé. Giá vé phụ thuộc vào khoang bạn chọn nha.
– Khoang ngồi cứng/mềm : 200-300k
– Khoang nằm điều hòa của ga : 400-600k
– Khoang nằm mềm ốp gỗ du lịch : 700-800k
– Đến ga Lào Cai bạn đi xe khách về thị trấn Sapa (30km) hết khoảng 50.000 – 60.000 VND/người, ra khỏi ga là có rất nhiều xe chờ sẵn. Tiết kiệm hơn, bạn
có thể đi xe bus ở ngoài đường lớn, thường là 10.000VND/vé nhưng phải đi bộ một đoạn và đợi xe đến. Sang nhất là đi xe taxi, từ ga Lào Cai lên Sapa giá
khoảng 350.000VND, bạn có thể vừa đi vừa ngắm cảnh và cảm nhận đèo ở Sapa.
* Các bạn lưu ý là vé tàu từ Hà Nội đi Lào Cai thì dễ mua, nhưng từ Sapa về Hà Nội thì khó mua hơn. Nên tốt hơn hết là bạn nên mua trước vé khứ hồi đi
nhé!
3.3 Đi xe bus:
Bạn có thể di chuyển bằng xe bus, xe chạy đường cao tốc mới. Hà Nội – Lào Cai mất khoảng 4h, Lào Cai lên Sapa mất khoảng 1h nữa. Vé dao động từ 300-
350k thôi.

4. Khách sạn Sapa?

Khách sạn Sapa Có hai khu tập trung nhiều nhà nghỉ khách sạn giá rẻ ở Sapa đó là khu đường Xuân Viên và Fansipan, giá trung bình từ 400-500k/ đêm phòng 2 người. Mùa
lễ tết có thể từ 700-800k ngày đêm tùy khách sạn. Nhưng một khi đã đến Sapa thì mình khuyên là bỏ ngay ý nghĩ qua đêm ở mấy khách sạn sang chảnh hay
resort cao cấp đi nhé! Homestay mới gọi là đúng chuẩn! Có mấy homestay cực kỳ hay ho gợi ý cho các chế đây ạ!
– VietTrekking Homestay:
Giá phòng: 200.00 đồng/phòng đơn và 300.00 đồng/phòng đôi. Vào những ngày cuối tuần, giá có thể dao động thêm 50k/phòng.
Phòng tập thể (số lượng tối đa 12 người hoặc 1 đoàn) có mức giá mềm nhất, khoảng 80k/người (4 người trở lên giá còn 60.000 đồng), cuối tuần phụ thu
thêm 10.000 đồng.
VietTrekking Homestay không quá rộng, chỉ có tổng cộng là 6 phòng gồm 4 phòng đơn, 1 phòng đôi và 1 phòng tập thể. Nên nếu bạn nhớ liên hệ book sớm
để giữ phòng nhé!
– Gem Valley – Sapa: Giá tham khảo: 200 – 250.000đ/ đêm và có thể ở ghép tại phòng sinh hoạt chung với giá rẻ hơn nhiều.
– Phơri’s House tọa lạc tại Tả Van, Sa Pa:
Giá phòng ở đây là 30$/ đêm/ phòng 2 người. Thêm người thứ 3 phụ thu 10$/ người.
Giá book cả nhà: 120$/ ngày. Có thể ở được 14 người, đủ nệm và mền gối ấm êm. Đặc biệt, Tết và lễ không tăng giá.
– Hmong Mountain Retreat:
Giá: 800.000 đồng/ bungalow; 200.000đ – 250.000 đồng/ shared-room. Nhớ lưu địa chỉ này vào danh sách homestay ở Sapa cho lần du lịch tới bạn nhé.
– Nam Cang Riverside Lodge:
Giá: 2.500.000 VNĐ/đêm
– Eco Palms House:
Phòng tập thể: 330k/1 đêm
Phòng đôi: 1.800k/1 đêm.
– Homestay H’ mông ở bản Cát Cát, 270k/phòng. Giá này bao gồm 1 xe máy được sử dụng 1 ngày , 1 bữa ăn sáng và dịch vụ đón khách tại bến xe về chỗ
nghỉ. Số điện thoại a Mạnh chủ Homestay nha các bạn: 0936561889 ( các bạn nhớ alo trước để book phòng nhé).
Nhưng nếu mà vẫn ham hố nhà nghỉ hay khách sạn thì các bạn có thể tham khảo list bên dưới nhé!
– Sapa Hostel (100k/1 đêm). Địa chỉ: số 1 đường Hoàng Liên, thị trấn Sapa. SĐT – 0915351817.
– Boutique Sapa Hotel (200k-500k). Địa chỉ: số 41 Fansipan, thị trấn Sapa.
– Khách sạn Công Đoàn (600-1tr5 ). Địa chỉ: Phố Hàm Rồng, thị trấn Sapa
Có vườn và gần trung tâm. Tuy nhiên phòng hơi bí.
– Sapa Paradise View Hotel (700k): Số 18 Phạm Xuân Huân, thị trấn Sapa. SĐT – 0203 872 683.
– Khách sạn Sao Phương Bắc (North Start) ( 600-1tr5 ) Địa chỉ: 005 Ngũ Chỉ Sơn thị trấn Sapa
View hồ. Khá sạch sẽ

– Khách sạn Auberge Đặng Trung ( 450-700k ) Địa chỉ: 031 phố Mường Hoa, thị trấn Sapa
– Khách sạn Legend Hotel : 011 Mường Hoa. Phòng đẹp. View đẹp. Giá 600-800k. Liên hệ anh Hiếu : 0983889798.
– Khách sạn Mimosa ngay dưới chân chợ, giá phòng khách sạn chấp nhận được: 300k/phòng/đêm (có 2 giường đơn)
– Khách sạn Mùa Xuân. Giá phòng ngày thường 400k. Ngày cuối tuần 600k. Phòng sạch sẽ có 1 giường đôi và 1 giường đơn. Phòng nhìn sang đc dãy
Hoàng liên Sơn. Có ban công và vườn hoa. Đi bộ 5p đến nhà thờ đá.
– Nhà nghỉ Quỳnh Mai – Thạch Sơn. Giá khoảng 400-600k

4. Ăn uống ở đâu khi đến Sapa

Ở Sapa có khu chợ ẩm thực đối diện nhà thờ có rất nhiều nhà hàng nhưng giá hơi đắt nên nếu muốn rẻ hơn thì bạn nên lựa chọn một nhà hàng khác ở ngoài
nhé.
Những món ăn không thể bỏ lỡ khi tới Sapa phải kể đến như : Rau tươi Sapa , cá Hồi – cá Tầm , thịt lợn cắp nách, các món nướng,..
Mình lưu lại một số địa chỉ cho các bạn ở bên dưới nha:
– Ăn sáng bún miến phở : Có quán phở gà ta đối diện bến xe thị trấn, Hoàng Ngân (nằm bên phải nhà thờ). Hoặc vào trong chợ Sapa, có quán phở Nhà sàn
ăn ngon hết ý luôn. Hoặc các bạn có thể ra Xuân Viên – có quán Tùng Hà Nội – Phở gia truyền.
– Nhà hàng Anh Dũng – 69 Xuân Viên Sapa (gần bến xe)
– Nhà hàng Suối Bạc – P. Tuệ Tĩnh.
– Nhà hàng Hoa Đào – 033 Xuân viên
– Quán ăn ngon Sapa : Trong cùng khu ẩm thực Sapa. Quán sạch sẽ, đồ ăn giá hợp lý. Anh chị chủ là gđ trung tâm thông tin văn hóa du lịch Sapa. Liên hệ
chị Dung : 0934430838
– Nhà hàng Sapa Cuisine – Xuân Viên, Sapa. Lẩu gà đen chỉ 300k là ăn bét nhè rồi. Số điện thoại: 020.387.1535
– Red Dzao : 04B Thác Bạc.
– Thắng cố A Quỳnh : 015 Thạch Sơn, ngay chỗ vườn hoa đi trung tâm đi bộ vài bước ra hướng Lào Cai, nằm bên tay trái. Ở đây có món ngọn su xào, lợn
bản nướng, lẩu gà đen, lẩu cá hồi, cá tầm và đặc biệt là cá hồi nướng giấy bạc siêu ngon.
– Quán cơm tự chọn chị Tâm: 167 Đường Thạch Sơn, Sapa, chỉ từ 25-30k/đĩa cơm.
– Quán số 68 đường Ngũ Chỉ Sơn, đồ ăn ngon, giá ok. Nhưng mà lưu ý một chút, đường này là đường một chiều nha.
– Còn muốn ăn đêm thì bạn cứ vào quán đồ nướng nhé. Tha hồ mà lựa chọn luôn: thịt xiên, thịt lợn bản, thịt bò quấn rau cải mèo, chả cá hồi, chả tôm, chả
mực, lòng phèo, cơm lam, rượu ngô, rượu sán lùng, rượu táo mèo… Khu vực trung tâm, xung quanh Nhà thờ là nơi tập trung nhiều hàng quán vỉa hè ăn đếm
nhất nhé!

5. Chơi gì ở Sapa

Bạn thuê xe đi cho tiện nhé, giá chỉ từ 120k thôi, có thể hỏi thuê ngay của khách sạn bạn ở ấy.
Đã đến Sapa thì phải biết các điểm này nhé
– Hàm Rồng (trong trung tâm thị trấn)
– Thác Bạc (cách thị trấn khoảng 12 km)
– Cầu Mây (cách thị trấn khoảng 17 km)
– Bản Cát Cát (cách thị trấn 2 km)
– Bản Tả Van (cách trung tâm thị trấn 8 km)
– Tả Phìn (cách trung tâm thị trấn khoảng 12 km)
– Bãi đá cổ (cách trung tâm thị trấn khoảng 10 km)
– Fansipan – nóc nhà của Đông Dương (cách thị trấn khoảng 9 km)
– Chợ Bắc Hà (cách Lào Cai chừng 70 km )
– Tham quan Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu (Trong trung tâm TP. Lào Cai).
– Tối đến thì dắt tay nhau đi bộ, thưởng khí trời se lạnh và hoặc chọn cho mình một không gian tĩnh lặng ở các quán cafe. Sẽ rất là tuyệt vời đấy!

6. Dự trù kinh phí

– Di chuyển : Nếu đi oto thì hết 350k/người (nếu bạn đặt khứ hồi), đi tàu thì đắt hơn, giá giao động từ 400-1600/người (tùy khoang bạn chọn), nhưng an
toàn.
– Ăn uống : Cứ cho là hết 1.2 triệu đi (là ăn sang rồi nhé)
– Nhà nghỉ/khách sạn/homestay: 600k/2 ngày
Tổng: Trung bình 2.5 triệu là đủ xõa rồi

Giới thiệu tổng quan Sa Pa
 

Sa Pa là một huyện vùng cao nổi tiếng nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc cách thành phố Lào Cai 33km và 317km tính từ Hà Nội. Ở độ cao khoảng 1.500m – 1.800m, phần lớn cư dân huyện Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, đặc biệt là người H’ Mông và người Dao. Trong đó tại trung tâm thị trấn tập trung nhiều người Kinh sinh sống, mở dịch vụ phát triển du lịch.
 


THÔNG TIN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI DU LỊCH SA PA 

Sa Pa ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên, phong cảnh nơi đây là sự kết hợp giữa tự nhiên và sức sáng tạo của con người, tạo nên những bức tranh huyền ảo mờ mờ trong lớp sương bàng bạc.

Du lich Sa Pa vào thời điểm nào?
 

Sa Pa là vùng núi có khí hậu mát mẻ quanh năm, thời tiết trong ngày có đủ bốn mùa, nhiệt độ trung bình năm là 15oC. Đặc biệt mùa hè ở Sa Pa không phải chịu cái nắng gay gắt, mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, đôi khi có tuyết rơi.

Du lịch Sa Pa đẹp nhất vào ba khoảng thời gian: 

  + Mùa nước đổ tháng 4 và tháng 5: Là thời điểm đồng bào dân tộc thiểu số cấy lúa trên những thửa ruộng bậc thang, đây cũng là mùa nở của rất nhiều loài hoa đẹp, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng.

THÔNG TIN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI DU LỊCH SA PA
  + Mùa lúa chín vàng: Từ đầu tháng 9 đến giữa tháng 10 là mùa lúa chín, khi ấy khắp mọi góc nhìn Sa Pa đều rực vàng, màu vàng óng trải dài trên khắp những quả đồi. Không chỉ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ, du khách còn được hít thở bầu không khí trong lành se lạnh của mùa thu, ngắm nhìn một Sa Pa đẹp như tranh vẽ với các loài hoa dại nở dọc sườn đồi.

 

””’
  + Mùa xuân từ tháng 12 đến hết tháng 2 dương lịch: Mùa muôn hoa đua nở trên khắp núi đồi Sa Pa. Vào thời điểm này trời rất lạnh, có thể xuất hiện băng và thỉnh thoảng có tuyết rơi. Du khách sẽ rất thích thú khi nhìn ngắm từng nhành cây ngọn cỏ phủ tuyết trắng xóa, những giọt nước chưa kịp rơi xuống đất đã đóng thành băng cứng.

 

THÔNG TIN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI DU LỊCH SA PA

Cách di chuyển đến Sa Pa như thế nào?
 

Từ Hà Nội đi du lịch Sa Pa, du khách có đi bằng tàu hoả vé ghế ngồi mềm giá khoảng 180.000vnđ/lượt cho tàu kí hiệu SP (tàu du lịch đi Sa Pa); vé giường nằm mềm điều hòa giá khoảng 350.000vnđ/ lượt. Lên tàu lúc 9h30 tối đến Lào Cai khoảng 6h sáng hôm sau. Đến Lào Cai, du khách tiếp tục đi xe khách (rất sẵn rất nhiều hãng xe tại sân ga) lên thị trấn Sa Pa giá vé khoảng 50.000vnđ/ người. Ở Sa Pa, bạn có thể thuê xe máy với giá 150.000vnđ/ngày (đổ đầy xăng) hoặc 100.000vnđ/ngày (tự đổ xăng) đi tham quan những địa điểm du lịch Sa Pa bạn thích.

Cảnh quan tại Sa Pa

Từ đầu thế kỷ 20 cho tới nay, Sa Pa luôn là điểm đến thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách trong nước và quốc tế. Mảnh đất vùng cao này may mắn được thiên nhiên ban tặng cho vẻ đẹp vừa lãng mạn vừa hùng vĩ. Những cánh rừng trùng điệp, núi kề núi đan xen nhau, san sát được bao phủ bởi sương mờ.
 
Khi nhắc đến du lịch Sa Pa thì không thể bỏ qua những địa danh tự nhiên rất đẹp như Cầu Mây, thác Tình Yêu, thác Bạc, núi Hàm Rồng, vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn…. và đặc biệt là đỉnh núi Fansipan – nơi được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương.
 

Món ăn ngon tại sapa

Không chỉ có khí hậu dễ chịu, khung cảnh thiên nhiên tuyệt sắc, Sa Pa còn hấp dẫn du khách bởi nét ẩm thực đa dạng, mang đậm hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Sẽ thật đáng tiếc nếu bạn bỏ lỡ những món đặc sản hấp dẫn như: cơm lam, mầm đá, cá hồi thác Bạc, lợn bản… cùng những hàng quán đồ nướng thơm phức vào ban đêm ở trung tâm thị trấn. Thời tiết Sa Pa rất thích hợp để cùng nhau thưởng thức món lẩu hoặc món nướng cùng nhâm nhi với chén rượu ngô.

Những lưu ý khi đi du lịch Sa Pa

Nếu bạn tham gia tour du lịch Sa Pa vào ngày cuối tuần hay các ngày lễ tết, nên đặt trước dịch vụ lưu trú vì hầu hết các khách sạn đều sẽ có xu hướng kín phòng vào những ngày này. Bạn cần đặt trước vé tàu xe, đặt trước phòng khách sạn Sa Pa. Nếu bạn không đặt trước, các dịch vụ cơ bản, chuyến du lịch Sa Pa của bạn có thể sẽ phát sinh thêm rất nhiều chi phí.
 

Một số kinh nghiệm du lịch Sa Pa hữu ích

  + Nên mang theo hoặc mua một vài chai nước suối nhỏ trên đường đi.

  + Chuẩn bị giày tốt, mang theo áo mưa, ô che nắng trong trường hợp thời tiết thay đổi.

  + Mang theo kem chống nắng, kem chống côn trùng.

  + Mang theo áo khoác mỏng vào mùa hè và áo khoác ấm vào mùa đông.

Việc chuẩn bị hành trang chu đáo sẽ giúp bạn một chuyến du lịch Sa Pa trọn vẹn hơn.
 

Lưu ý giá cả khi mua sắm

Có rất nhiều đồ ở Sa Pa để du khách mua làm quà như thổ cẩm, các loại rau củ quả đặc sản, đồ khô ngâm rượu…. Tuy nhiên, bạn nên xem kỹ xuất xứ của những món đồ đang mua vì rất nhiều đồ lưu niệm ở Sa Pa là mang sang từ Trung Quốc chứ không phải hàng hóa thủ công của người địa phương.

NHÀ THỜ ĐÁ SA PA – BIỂU TƯỢNG CỦA THỊ TRẤN SƯƠNG MÙ

Lên thị trấn Sa Pa xinh đẹp, ngoài thả hồn theo những sườn đồi bát ngát ruộng bậc thang của người H’Mông, Dao Đỏ… ngắm nhìn hàng trăm vách núi tai mèo giữa đất trời, du khách không quên khám phá Nhà thờ đá như một biểu tượng của thị trấn sương mù. Nhà Thờ Đá tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Sa Pa, là một tu viện cổ kính, đẹp nguy nga, duyên dáng, được người Pháp xây vào cuối thế kỷ XVIII, dấu ấn kiến trúc của người Pháp còn lại vẹn toàn nhất. 

    

Nhà Thờ Đá tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Sa Pa

Nhà thờ đá Sa Pa được xây dựng năm 1935. Nhà thờ này có tên gọi chính thức là nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, nhưng người ta quen cách gọi bình dị là nhà thờ đá hoặc nhà thờ cổ Sa Pa. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, nhà thờ vẫn được bảo tồn trọn vẹn, trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến thị trấn mù sương – Sa Pa.

Nhà Thờ Đá tọa lạc vị trí trung tâm quang đãng với phía sau là núi Hàm Rồng, trên khu gò cao, rộng 6000m2. Trong đó có khu nhà thờ gồm 7 gian, mỗi gian rộng 50m vuông, tháp chuông cao 20m, bên trong là quả chuông cao 1,5m, nặng nửa tấn. Toàn bộ khu nhà thờ đá Sa Pa được bố trí rất tinh tế: Khu nhà thờ, dãy nhà xứ, hội trường, khu chăn nuôi, khu Vườn Thánh….

Toàn bộ nhà thờ được xây bằng đá đẽo, liên kết các khối đá là hỗn hợp của cát, vôi và mật mía. Nhà thờ xây theo kiểu Roman pha Gothic, mái vòm nhọn, tháp chuông cao nặng, cửa sổ kính màu… tạo cho công trình sự nhẹ nhàng, thanh thoát. Thi công và hoàn thiện hình dáng của nhà thờ được xây chính xác, tỉ mỉ. Các cửa sổ khung kính màu đặc sắc với 32 ô cửa kính của nhà thờ đều vẽ các mầu nhiệm Mân Côi, các Thánh, cuộc đời Chúa,….
 

Nhà thờ được lựa chọn xoay về hướng Đông, tức là hướng mặt trời mọc. Việc chọn hướng của nhà thờ có ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với người Công giáo: Đầu di tích quay về phía Đông, là hướng mặt trời mọc, hướng đón nguồn sáng Thiên Chúa. Phần tường của cánh hai biên được thiết kế tạo nhám khiến cho người xem cảm giác như đang có nhũ đá chảy xuống, làm tăng nét đẹp tự nhiên. Trước kia, mái nhà được làm bằng vôi rơm, nay đã thay mới và lợp ngói. 
 

Nhà thờ đá Sa Pa nằm giữa Trung tâm thị trấn du lịch, nơi hằng ngày người dân tộc tập trung đông đúc ở đây mua bán, trao đổi hàng hóa. Phía trước nhà thờ là một khoảng sân rộng, bằng phẳng, nơi diễn ra nhiều lễ hội đầy màu sắc của phố núi và cũng chính nơi này thứ 7 hàng tuần réo rắt tiếng khèn gọi bạn của những đôi trai gái trong phiên chợ tình mang đầy nét văn hóa dân tộc và hơi thở núi rừng Tây Bắc. Điểm hấp dẫn nhất của Ngôi nhà thờ là đứng từ đây dù ở bốn phía đều có thể quan sát được di tích, cùng với hai công trình kiến trúc khác cũng do người Pháp xây dựng là biệt thự Chủ Cầu (nay là khách sạn Hoàng Liên) và khu huyện ủy cũ (nay là trụ sở của Trung tâm Thông tin Du lịch Lào Cai) tạo thành một hình tam giác cân đối với kiến trúc riêng biệt mang phong cách Pháp.
 

 
Nhà thờ đá Sa Pa nằm giữa trung tâm thị trấn du lịch, nơi hằng ngày người dân tộc tập trung đông đúc ở đây mua bán, trao đổi hàng hóa. Phía trước nhà thờ là một khoảng sân rộng, bằng phẳng, nơi diễn ra nhiều lễ hội đầy màu sắc của phố núi và cũng chính nơi này vào thứ Bảy hàng tuần réo rắt tiếng khèn gọi bạn của những đôi trai gái trong phiên chợ tình mang đầy nét văn hóa dân tộc và hơi thở núi rừng Tây Bắc. 

Điểm hấp dẫn nhất của ngôi nhà thờ là dù ở bốn phía đều có thể quan sát được di tích, cùng với hai công trình kiến trúc khác cũng do người Pháp xây dựng là biệt thự Chủ Cầu (nay là khách sạn Hoàng Liên) và khu huyện ủy cũ (nay là trụ sở của Trung tâm Thông tin Du lịch Lào Cai) tạo thành một hình tam giác cân đối với kiến trúc riêng biệt mang phong cách Pháp.
 

Vào những ngày bình thường, nhà thờ rất yên tĩnh nhưng vẫn mở cửa đón du khách đến tham quan. Thứ Bảy, Chúa Nhật đông đảo giáo dân đến dự lễ, trang phục đầy sắc màu vui tươi. Du khách có thể đến tham quan vào sáng sớm. Lúc này không gian bên ngoài và bên trong nhà thờ vô cùng yên tĩnh, rất hợp để du khách tĩnh tâm, khám phá nét đẹp kiến trúc bên ngoài và bên trong nhà thờ. 

Nhà Thờ Đá Sa Pa không chỉ là một di tích lịch sử, một  biểu tượng tôn giáo mà còn là điểm hẹn của nhiều khách du lịch Sa Pa mỗi khi có dịp đến đây. Khám phá thêm nét kiến trúc độc đáo nơi đây cũng như hòa với tiếng sáo, kèn lá, đàn môi tha thiết, những điệu xoè chao nghiêng của những chàng trai, thiếu nữ người Mông, Dao… Và rất nhiều các hoạt động cầu nguyện diễn ra trong những ngày cuối tuần trong không gian nhà thờ ấm áp lung linh, huyền ảo này nhé.

XÔNG HƠI VÀ TẮM THUỐC LÁ NGƯỜI DAO TRẢI NGHIỆM KHÔNG THỂ BỎ QUA

Người Dao (có các tên gọi khác: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu,…) là một tộc người thiểu số trong số 57 dân tộc ở Việt Nam với số dân là 751.067 người (theo thống kê năm 2009). Người Dao chủ yếu sống ở vùng núi Tây Bắc, trải rộng tại các tỉnh như: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang. Họ chia thành nhiều nhóm, tên gọi các nhóm Dao dựa vào phong tục, tập quán và trang phục như Dao Đỏ, Dao Quần Chạt, Dao Tiền, Dao Quần trắng, Dao Thanh Y,….
 

Người Dao là một tộc người thiểu số trong số 57 dân tộc ở Việt Nam

Người Dao được truyền tụng về bài thuốc xông hơi – tắm bí truyền từ hàng trăm năm. Xông hơi và ngâm tắm thảo dược người Dao là dịch vụ trị liệu không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam mà được nhiều nơi trên thế giới biết đến. Hoạt động xông hơi – tắm lá thuốc người Dao có tác dụng tốt cho việc chăm sóc sức khỏe và làn da, cơ thể sau khi tắm sẽ tràn đầy năng lượng, gân cốt chắc khỏe hơn, đặc biệt nhất là xóa tàn nhang, tẩy tế bào chết, làm da mịn, hồng hào và giảm bớt mụn.

Tiếng vang về các bài thuốc tắm của người Dao bay xa, du khách nườm nượp tìm đến hưởng thụ phương cách tăng sinh lực bí truyền này. Từ xa xưa, người Dao có thói quen vào rừng hái những lá thuốc về ngâm tắm. Khi ngâm tắm với những lá thảo dược, người ta truyền tai nhau về những công dụng thần kỳ của thứ lá này. Sau những giờ làm việc trên núi rừng mệt mỏi, căng thẳng, người Dao, đặc biệt là phụ nữ, thường tắm với những lá thuốc này. Hiệu quả dễ nhận thấy là đa số thiếu nữ Dao đều có làn da trắng đẹp, thân hình săn chắc, khỏe mạnh. Rất nhiều khách du lịch vượt qua những đèo dốc miền cao, đến đây chờ, quyết không tắm lá thuốc người Dao thì không chịu về. 
 


Khi ngâm tắm với những lá thảo dược, người ta truyền tai nhau về những công dụng thần kỳ của thứ lá này
>>> Đọc thêm: Đường Đến “Biển Mây” – Cho Mùa Săn Lý Thú 

Đến nay dịch vụ tắm thuốc người Dao đang dần dần bị thương mại hóa. Hầu hết khách sạn và nhà hàng ở Sapa, Lào Cai, Phố Ràng,… đã mở dịch vụ tắm lá thuốc, cho người đi vào bản tìm mua những cây thuốc tắm người Dao. Tuy nhiên, người am hiểu đều biết, bài thuốc tắm thường có tổng cộng 77 loài cây thuốc, trong đó có khoảng 5 – 10 loại cây cực hiếm, người Kinh dù biết cũng không tìm được, do mọc ở những vách núi cheo leo chỉ người Dao mới rõ chỗ tìm.
 


Bài thuốc tắm của người Dao 

thường có tổng cộng 77 loài cây thuốc, trong đó có khoảng 5 – 10 loại cây cực hiếm
Bài thuốc tắm của người Dao ở mỗi vùng lại khác nhau. Nguyên liệu không đủ, lại không có kinh nghiệm phối bài, nhưng nhiều nơi thường bất chấp, theo lợi nhuận, bỏ thiếu cây, mà cây không đủ thì bài thuốc giảm công hiệu hoặc vô giá trị. Vì vậy, muốn tìm đúng bài thuốc tối ưu thì du khách cần thông qua các công ty du lịch lớn và phải nói rõ trước, để công ty liên hệ với các đối tác người Dao bản địa chuẩn bị sẵn từ trước, vì không phải cứ vào bồn ngâm là ngâm được thuốc Dao. Thuốc Dao rất quý hiếm, vì vậy, công đoạn tìm đủ phải 3 – 5 ngày, chuẩn bị mất ít nhất một ngày!
 


Thuốc Dao rất quý hiếm,

vì vậy, công đoạn tìm đủ phải 3 – 5 ngày, chuẩn bị mất ít nhất một ngày!
>>> Đọc thêm: Mùa Hoa Ban, Hoa Mận, Hoa Đào Ở Vùng Núi Tây Bắc Việt Nam

Phương pháp làm nước tắm truyền thống được thực hiện theo quy trình khá cầu kỳ. Một người Dao am hiểu sẽ kiểm đủ hết các vị thuốc. Sau đó, chọn các lá thuốc tươi tốt, không bị nát, rách, cho vào nồi lớn. Bật lửa nhỏ để xào lá trong 20 phút. Rồi chế nước suối vào vừa sấp mặt lá, đun sôi 20 phút, lại chế tiếp và đun sôi 20 phút, ba lần như vậy. Nước thuốc sẽ được đổ vào một thùng gỗ lớn, đủ cho một người ngồi vào. Để nhiệt độ giảm bớt đến khoảng 37 – 40 độ C thì ngâm mình vào nước thuốc trong khoảng thời gian từ 20 – 30 phút, sau đó bước ra kỳ cọ cơ thể bằng nước ấm rồi vào ngâm tiếp 20 phút. Sau lần đầu tắm lá thuốc người Dao, du khách sẽ thấy rõ công dụng, da mềm trắng hơn, những lớp da thừa, tàn nhang, tế bào chết bong nhiều, mạch máu thông suốt hơn.
 


Phương pháp làm nước tắm truyền thống được thực hiện theo quy trình khá cầu kỳ
Đặc biệt với phụ nữ sau sinh, tắm thuốc sẽ giúp khí huyết lưu thông, làm thơm, tẩy uế, làm sạch sản dịch, tẩy bớt độc tố, giúp cho sức khỏe được hồi phục và dễ dàng lấy lại vóc dáng. Với nam giới, nước tắm giúp xoa tan mệt mỏi, tăng cường sinh lực, giải độc tố sau những bữa tiệc. Đối với người già, đây là sự lựa chọn hoàn hảo nhất để điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp, trị mồ hôi tay, chân có mùi, chống stress, lấy lại giấc ngủ sâu, giúp cân bằng cảm xúc. Trẻ em được ngâm trong nước tắm lá thuốc của người Dao thường xuyên sẽ giúp làn da các bé hồng hào, sạch sẽ, tươi mới.

Hiện nay, một điểm đến giúp du khách tận hưởng trọn vẹn dịch vụ xông hơi và tắm lá thuốc Dao tương đối uy tín là trung tâm nghiên cứu thuốc Dao ở Sa Pa có tên Dao’s Center (26 Đồng Lợi). Du khách có thể chọn bồn tắm đơn, bồn tắm đôi hoặc bồn tắm dành cho nhóm. Không gian rộng rãi, ấm cúng, các dịch vụ đều được phân chia tại các tầng riêng biệt, có mành che kín đáo giúp du khách cảm nhận được sự riêng tư, tránh được cảm giác đông đúc, ngột ngạt, khó chịu giống như ở các địa chỉ tắm thuốc khác. Mỗi khách hàng sẽ nhận được một chiếc khăn tắm riêng giúp ta luôn cảm thấy sạch sẽ và thơm tho. Sau mỗi lần tắm lá thuốc, những chiếc bồn tắm gỗ pơmu đều được xả nước, rửa thật sạch, để giúp khách trải nghiệm luôn cảm thấy tươi mới nhất.
 


Bài thuốc tắm của người Dao

 ở mỗi vùng lại khác nhau, cây không đủ thì bài thuốc giảm công hiệu hoặc vô giá trị
Xông hơi và tắm lá thuốc người Dao được xem là một trong những tinh hoa của Y học cổ truyền Việt Nam, lưu truyền từ xa xưa với 77 loại cây cỏ khác nhau đã tạo ra loại thuốc tắm mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Phương pháp này cần được duy trì, phát triển nhiều hơn, tránh hiện tượng xô bồ theo lợi nhuận để giúp tái tạo làn da, phục hồi sức khỏe xương khớp. Du khách đừng bỏ lỡ cơ hội tắm lá thuốc người Dao một lần để trải nghiệm những gì người xưa đã bí truyền lại!

ĐƯỜNG ĐẾN “BIỂN MÂY” – CHO MÙA SĂN LÝ THÚ

Khuất sau những cung đường ngoằn ngoèo, quanh co bên triền núi, những bóng mây trắng bảng lảng trải dài cả một góc trời Y Tý. Với độ cao hơn 2.000 m, Y Tý được mệnh danh là “vùng đất sương mù”, nơi người ta vẫn tìm đến và đắm say trước vẻ đẹp thần tiên diệu kỳ.
c

Với độ cao hơn 2.000 m, Y Tý được mệnh danh là “vùng đất sương mù”
Nằm ở cực Tây huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Y Tý trở thành điểm đến đầy cuốn hút đối với các nhiếp ảnh gia và đông đảo khách du lịch. Vào khoảng tháng 4 – tháng 5, là lúc du khách tìm đến Y Tý để đắm mình vào biển mây trắng tinh khôi. Họ vẫn cho rằng đó là một món quà đặc biệt mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất này. Những phiên chợ được họp vào mỗi sáng sớm tinh mơ, khi màn sương mơ màng vẫn chưa tan hết. Du khách chỉ nhìn thấy thấp thoáng những bóng người nhỏ bé đi chợ sớm hay đi làm rẫy.

Thậm chí sương dày đến mức những người đứng ở cách xa nhau chỉ nhận ra nhau khi lắng nghe tiếng gọi nhau từ xa, hoặc khi đến gần. Dù vậy, cái se se lạnh của sương sớm cũng không khiến những du khách chùn chân trước cuộc hành trình “săn mây” ở Y Tý.


Vào khoảng tháng 4 – tháng 5, là lúc du khách tìm đến Y Tý để đắm mình vào biển mây trắng tinh khôi
>>> Đọc thêm: Cẩm Nang Du Lịch Tây Bắc
Vòng qua những cung đường sát bên những triền núi, du khách sẽ ngẩn ngơ trước biển mây trập trùng. Những ngôi nhà nhỏ ẩn hiện trong làn mây trắng trông thật mơ màng. Những tia nắng đầu tiên của ngày mới chiếu sáng không gian nơi đây, cũng không làm tan đi mây trắng. Những ngọn núi xanh ngắt được ôm trọn bởi ngàn mây, khiến không gian nơi đây càng thêm quyến rũ.

Những ai đã từng đi du lịch Tây Bắc chắc sẽ không quê hình ảnh trời bừng sáng là lúc những em bé Hà Nhì nắm tay nhau tung tăng trên con đường ngập tràn mây và nắng. Tất cả tạo nên một bức tranh quê mộc mạc và có một nét gì đó rất thanh thoát. Bầu trời xanh, làn gió trong lành hòa cùng ánh nắng ấm áp là không gian lý tưởng để du khách được thỏa sức ngắm nhìn mây.

Dòng sông mây cứ trôi nhè nhẹ, di chuyển liên tục uốn lượn theo từng vách núi. Những ngôi làng ẩn sau làn mây tựa như chốn bồng lai tiên cảnh. Những dải mây trôi bồng bềnh trên những thửa ruộng bậc thang đang vào mùa vàng óng lúc tỏ lúc mờ. Trông xa xa như những làn khói trắng, điểm xuyến thêm nét đẹp hữu tình cho vùng cao Y Tý.


Cảnh săn mây lúc chiều tà ở Y Tý

Tận mắt ngắm nhìn biển mây bao la trong không gian rộng mở của núi rừng hùng vĩ. Với khung cảnh tuyệt đẹp của ngàn mây trắng, không gian thoáng đãng, Y Tý luôn là điểm đến tuyệt vời cho du khách những trải nghiệm mới lạ. Không những thế, vẻ đẹp Y Tý cũng khiến nhiều người ở đây, dù có ngắm nhìn biết bao nhiêu lần vẫn bị cuốn hút trước vẻ đẹp tuyệt mỹ của tạo hoá.

Bản Cát Cát thuộc xã thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa Pa
khoảng gần 2km theo con đường hướng về phía núi Fanxipan. Bản Cát Cát là điểm du lịch sinh
thái lý tưởng cho du khách khi muốn tìm hiểu và khám phá đời sống văn hóa của con người vùng cao
Tây Bắc.
Bản Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19, là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông.
Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã phát hiện và chọn bản làm nơi nghỉ dưỡng cho các quan chức đồng
thời cho xây dựng tại đây một nhà máy thủy điện (hiện nay vẫn được bảo tồn và là nơi các chàng trai
cô gái người Mông biểu diễn văn nghệ dân tộc ngày 06 ca phục vụ du khách).
Sở dĩ có tên gọi Cát Cát là vì ở đây có một thác nước đẹp mà theo tiếng Pháp có nghĩa là
CatScat.Theo thời gian người dân đọc chệch đi thành Cát Cát
Bản Cát Cát hấp dẫn du khách bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, trữ tình và những nét văn hóa
truyền thống đặc sắc, đa dạng của đồng bào dân tộc Mông nơi đây. Khi đến đây du khách sẽ thực sự
thích thú khi cùng hòa mình vào điệu múa dịu dàng của những cô gái Mông xinh đẹp, điệu khèn, tiếng
đàn môi say đắm lòng người hay cùng giao lưu nhảy sạp với những chàng trai cô gái người Mông.
Đồng Bào Mông ở bản Cát Cát ngoài trồng lúa thì họ còn phát triển các nghề thủ công truyền thống
như trồng lanh dệt vải, đan lát dụng cụ sinh hoạt, chạm trổ bạc và rèn nông cụ. Từ đầu cổng đi vào bản
Cát Cát , du khách sẽ đi ngang qua những khu trưng bày và bán các sản phẩm thủ công truyền thống
của đồng bào dân tộc Mông. Những sản phẩm tinh xảo, độc đáo được tạo ra bởi bàn tay khéo léo của
những con người nơi đây không chỉ đem lại sức sống cho bản làng mà còn thể hiện nét văn hóa đặc
trưng của người Mông được bảo tồn, gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Nếu đến bản Cát Cát vào những ngày đầu năm, du khách còn có dịp tham gia lễ hội Gầu Tào nhằm
cầu phúc, cầu mệnh cho dân bản. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm phản ánh đời sống văn hóa tâm linh
của đồng bào dân tộc Mông. Ngoài ra, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức nhiều đặc sản như rượu ngô,
thắng cố, thịt hun khói “khăng gai”, tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, đậu xị… Bên cạnh đó,
người dân địa phương còn bảo tồn được khá nhiều phong tục, tập quán độc đáo, trong đó không thể
không kể đến “tục kéo vợ”. Khi người con trai đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời
bạn bè để nhờ lập kế hoạch “kéo” cô gái về nhà rồi giữ cô trong ba ngày. Sau đó, nếu cô gái đồng ý
làm vợ chàng trai thì sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Nếu bị từ chối thì họ cùng nhau uống bát rượu
kết bạn và mọi việc trở lại bình thường. Lễ cưới người Mông ở Cát Cát thường được tổ chức từ 2 đến 7
ngày.

 

THÔNG TIN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI DU LỊCH SA PABản Cát Cát – điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Sapa

Ngày nay với nét độc đáo riêng có của mình, Cát Cát đã trở thành điểm du lịch ấn tượng, không thể bỏ
qua của du khách trong và ngoài nước khi đến Sa Pa. Nhờ phát triển các hoạt động du lịch cộng đồng,
đời sống của đồng bào dân tộc địa phương được cải thiện đáng kể, đem lại cho Cát Cát một diện mạo
mới nhưng không làm mất đi những nét đẹp truyền thống từ bao đời nay.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “1 SỐ THÔNG TIN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI DU LỊCH SA PA”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *