Chùa Cây Thị – Hà Nam

Mô tả

Ngôi chùa cổ có cây thị trăm tuổi linh thiêng ở Hà Nam

Chùa Cây Thị ở đâu?

Không xa Địa Tạng Phi Lai Tự nổi tiếng, chùa Cây Thị (Tịnh Viện Di Đà) nằm giữa núi đồi yên bình ở xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Không nổi tiếng như chùa Tam Chúc, cũng giống như chùa Địa Tạng Phi Lai Tự, chùa Cây Thị được xây dựng trong quần thể phía sau là rừng già cổ thụ, phía trước là cánh đồng lúa bao la. Bên trái là đền thờ các anh hùng liệt sĩ. Chùa xây dựng theo lối ngai vàng, lưng tựa núi, hai bên tả là thanh long, bên hữu bạch hổ, trong khoa học phương đông gọi là thế cát lợi. 

Lối dẫn lên ngôi chùa Cổ được trải sỏi trắng, và cách điệu bằng đá hoa cương, tại trung tâm tùy nhân duyên sẽ được vẽ 8 hay 12 vòng, tương ứng bát chánh đạo, thập nhị nhân duyên của con người.
Giải thích cho tại sao lựa trọn những viên sỏi trắng, được tạo hình tỉ mỉ, các sư thầy cho biết vì đá trắng khiến cho long người trở nên thanh thoát, cùng với tiếng chuông gió tiếng thổ tạo ra cho chùa không gian thanh tịnh. Ai bước chân đến đây cũng có cảm giác nhẹ nhàng, thư thái như về với với thiên nhiên, hay tìm về cái vô ngã của con người. 

Đúng với cái tên tịnh viên Di Đà tọa dưới cây Thị già ngàn năm tuổi, chùa còn có nhiều thiết kế không gian mở phù hợp cho nhiều người muốn nghiên cứu về phật học, cũng như thiền tịnh. 

Chùa-Cây-Thị

Chùa Cây Thị được xây dựng từ nhiều thế kỉ trước, nhưng những năm gần đây thì xuống cấp nghiêm trọng và dường như bị lãng quên. Đứng trước nguy cơ này, đầu những năm 2020 đại đức trụ trì Thích Huệ Hạnh  đã cho xây dựng lại quần thể chùa, điều đáng chân quý dù gặp nhiều khó khăn về kinh phí, đại đức vẫn giữ lại ngôi chùa cổ, tôn trọng lịch sử vốn có của Chùa và kế thừa phát huy xây dựng lại quần thể thành nơi tinh viện thanh tịnh bậc nhất tại Hà Nam. Qua đó, đóng góp phần quan trọng, tạo nên quần thể linh thiêng cho đền anh hùng liệt sĩ tại đây.

Chùa Cây Thị được xây dựng từ bao giờ?

Chùa Cây Thị vốn được xây dựng hàng trăm năm trước, xuống cấp nghiêm trọng. Đến tháng 12.2019, quần thể mới được xây dựng lại, giữ lại ngôi chùa cổ.

Chùa-Cây-Thị

Chùa Cây Thị (Tịnh Viện Di Đà) tọa lạc thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 70km. Chùa nằm trên lưng chừng núi, hai bên là dãy núi có hình thế tả thanh long, hữu bạch hổ. Theo sườn núi hướng lên đỉnh về phía Đông Nam cách chùa cổ khoảng 100m là lăng mộ Thượng thư Trương Công Giai, bên dưới chân núi hướng Tây Nam cách chùa cổ khoảng 50m là đền thờ liệt sĩ Núi Chùa. Chùa nằm cách biệt hoàn toàn với khu dân cư. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, từ xa xưa nơi đây đã từng có vua đi qua và dừng nghĩ ở chùa nên được gọi là “chùa Khoa núi Ngự”. Tháng 12/2019 chùa Cây Thị được kiến thiết tôn tạo, phục hồi và xây dựng. Theo lời kể của Đại Đức Thích Huệ Hạnh Uỷ viên thường trực phân ban chuyên nghiệp Phật tử Trung ương, hiện đang trụ trì chùa Cây Thị, chùa có tên là Cây Thị vì cạnh ngôi chùa cổ là cây thị với niên đại hàng trăm năm, theo các cụ cao niên thì từ nhỏ đã thấy gốc thị to như hiện nay. Theo dòng lịch sử, ngôi chùa có thể bị thay đổi, nhưng cây thị vẫn trụ vững với tàn lá xum xê như che mát, xoa dịu những lo toan, buồn phiền nơi thế giới trần tục của con người mỗi khi về chùa. Vì thế, cây thị không những có giá trị về lịch sử mà còn ẩn chứa một giá trị tâm linh rất lớn đối với dân làng nói riêng và toàn thể tín đồ Phật tử thập phương nói chung khi về chùa.

Chùa-Cây-Thị
Mùa Vu Lan năm nay, đoàn chúng tôi về thăm chùa, trong đoàn có anh Nguyễn Đức Dũng phó viện trưởng viện nghiên cứu chính sách tôn giáo ban Tôn giáo Chính Phủ, cùng đoàn có các nhà nghiên cứu và báo chí đã vinh hạnh được Đại Đức Thích Huệ Hạnh hiện là Trưởng ban khoa học Viện Khoa học Chính sách và Pháp luật, phó ban công tác tạp chí Thương gia và Thị trường, ủy viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu văn hoá tín ngưỡng Việt Nam dẫn đi tham quan chiêm bái các khu thờ cúng và sinh hoạt của chùa.
Chùa-Cây-Thị

Chùa Cây Thị đẹp linh thiêng và yên bình.


Ngôi chùa mang vẻ đẹp linh thiêng và yên bình. Chị Trần Thị Oanh, một du khách, chia sẻ: “Ngoài chùa Phật Quang, Địa Tạng Phi Lai Tự, Thanh Liêm có thêm một ngôi chùa cổ và đẹp nữa. Tôi cho rằng nơi đây sẽ là điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn du khách”.
Từ chân núi nhìn lên, chúng ta thấy xa xa hiện lên khuôn mặt hiền từ phúc hậu của tôn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cao 6m bằng đá granite được đặt trên ngọn đồi, trong thật uy nghi. Kế đến là cổng chùa và vườn thiền được thiết kế kiến trúc Nhật Bản kết hợp với kiến trúc Việt, khi bước vào khu vực này chúng ta dường như vào thế giới bồng lai tiên cảnh với vẻ yên bình đến lạ thường, những tảng đá bước dạo được xếp đặt thành những đường đi uốn lượng trên bãi đá trắng xung quanh các ngọn đồi được phủ lên một tấm thảm màu xanh của cỏ Nhật đan xen với những cây Tùng, những cánh cổng Tam quan trong vườn thiền được thiết kế kiểu Nhật, làm cho khung cảnh thêm thiền vị nên thơ.
Nơi đây chúng ta đã thấy được tàn cây to bao phủ cả mái chùa xưa đó chính là Cây Thị. Từ bãi đá trắng chúng ta lên cổng Ngủ quan để chiêm bái tôn tượng Phật Tổ cao 2,5m đang trong tư thế ngồi chuyển pháp luân, sau lưng Ngài là ngôi chùa cổ. Từ ngoài nhìn vào, bên trái chùa cổ là điện thờ Tôn giả A – Nan thị giả Đức Phật đệ nhất đa văn, bên phải là Tôn giả Ca – Diếp chân truyền của Phật Tổ đệ nhất khổ hạnh, cạnh Ngài Ca Diếp là Cây Thị với gốc thị khoảng hai người ôm, tàn lá xum xê, thỉnh thoảng lại có vài quả thị rơi xuống, như muốn ban tặng một phần quà cho lữ khách vãng lai. Tiến vào bên trong gần vách núi bên trái là điện thờ Bồ Tát Địa Tạng, phải là Bồ Tát Quán Thế Âm. Cạnh chân chùa là Tháp Tổ.
Chùa-Cây-Thị
Tranh thủ ngày nghỉ, nhiều bạn trẻ đến với ngôi chùa để chụp ảnh. Các bạn trẻ đều lựa chọn các trang phục truyền thống như áo dài, áo ngũ thân… để chụp ảnh lưu niệm.
Phía bên dưới là khu giảng đường, khu nhà nghĩ, nhà bếp, thư viện, văn phòng để phục vụ  cho các hoạt động và khoá tu, có sức chứa lên đến hàng trăm người. Đặc biệt, chùa đã mở hai khoá tu sinh viên 2 ngày 1 đêm với hơn 300 sinh viên về thăm dự, mời các diễn giả như Giáo Sư Hoàng Chí Bảo,…  về chùa chia sẽ các giá trị đạo đức, học tập tư tưởng Bác Hồ. Nơi đây, chúng ta không thể bỏ qua con dốc dẫn vào khu nội viện với hàng rào thiết kế phong cách Nhật che phủ lên các cái chum sứ trồng hoa thủy tiên ngát hương làm cho ta cảm giác nhẹ nhàn quên hết cảnh trần duyên mà tìm lại được chính mình.
Chùa-Cây-Thị
Một góc của ngôi chùa được các bạn trẻ ưu thích chụp ảnh.
Không chỉ là chốn thờ tự linh thiêng, chùa Cây Thị còn là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng, nơi trải nghiệm cuộc sống, hướng con người đến với những giá trị cơ bản nhất của đạo Phật, mang lại sự thanh tịnh và thoải mái trong tâm hồn.
Với lối kiến trúc kết hợp các nền văn hoá Á đông độc đáo này, thêm vào đó là không khí trong lành, mát mẻ, mùi  hương của quả Thị, tiếng chim hót, không gian yên bình lại thanh tịnh, giúp con người ta trút bỏ mệt nhọc, lo âu hằng ngày. Đặt chân đến nơi đây, dường như mọi muộn phiền âu lo đều tan biến, thay vào đó là cảm giác tiêu dao tự tại như đang lạc bước vào chốn bồng lai tiên cảnh. 

Chùa-Cây-Thị
Chùa có tên là chùa Cây Thị sở dĩ vì cạnh ngôi chùa cổ là cây thị với niên đại hàng trăm năm tuổi.
Chùa-Cây-Thị
Tại ngôi chùa cổ, du khách sẽ được chiêm bái tôn tượng Phật Tổ cao 2,5m.
Với lối kiến trúc kết hợp nền văn hóa Á đông độc đáo, ngôi chùa không chỉ mang vẻ đẹp đến say lòng người mà còn mang đến những giá trị yên bình, thanh tịnh trong cuộc sống. Với lối kiến trúc kết hợp nền văn hóa Á đông độc đáo, ngôi chùa không chỉ mang vẻ đẹp đến say lòng người mà còn mang đến những giá trị yên bình, thanh tịnh trong cuộc sống. Với lối kiến trúc kết hợp nền văn hóa Á đông độc đáo, ngôi chùa không chỉ mang vẻ đẹp đến say lòng người mà còn mang đến những giá trị yên bình, thanh tịnh trong cuộc sống. Đến thăm chùa Cây Thị, du khách sẽ cảm thấy yên bình với không gian thoáng đãng, bình yên, thanh tịnh.. Đến vãn cảnh chùa, du khách sẽ nhận thấy những tiểu tiết, bonsai ở đây được chú trọng đến tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ nhất
Đến vãn cảnh chùa, du khách sẽ nhận thấy những tiểu tiết, bonsai ở đây được chú trọng đến tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ nhất

Chùa-Cây-Thị

Lối dẫn lên ngôi chùa Cổ cách điệu bằng đá hoa cương, xung quanh rải sỏi trắng. Ở giữa vẽ 8 hoặc 12 vòng, tương ứng bát chánh đạo, thập nhị nhân duyên của con người.

Chùa-Cây-Thị
Ngôi chùa cổ nép bên cây thị đại thụ hàng trăm tuổi. Nếu ghé chùa vào đúng mùa thị chín khoảng cuối tháng 7, đầu tháng 8, du khách có thể cảm nhận không gian ngập tràn hương thơm ngào ngạt. Ảnh: Chùa Cây Thị
Với lỗi kiến trúc kết hợp các nền văn hoá Á đông độc đáo, cùng không khí trong lành, mát mẻ, mùi hương của thị, tiếng chuông chùa sẽ giúp du khách trút bỏ mệt mỏi, lo âu khi đến nơi đây.
Lối kiến trúc kết hợp các nền văn hoá Á đông độc đáo, không khí trong lành, mát mẻ. Tiếng chuông chùa sẽ giúp du khách trút bỏ mệt mỏi, lo âu khi đến nơi đây.

CHƯƠNG TRÌNH DU XUÂN ĐẦU NĂM

THÁI NGUYÊN – CHÙA CÂY THỊ – THUNG NHAM

( 1 ngày)

04h00: Xe và HDV đón đoàn tai điểm hẹ khởi hành tới Hà Nam. Quý khách dùng bữa sáng tại nhà hàng trên đường đi.

08h30: Đoàn tới dâng lễ thắp hương vãn cảnh Chùa Cây Thị (Tịnh Viện Di Đà) – Hành trình về chốn linh thiêng giữa miền bình yên thanh tịnh.  ngôi chùa cổ kính này chứa trong mình những trầm tích của thời gian, và những bí ẩn của lịch sử. 

10h30: Quý đoàn lên xe khởi hành tới Ninh Bình

11h00: Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng. Với đặc sản thị dê núi đá ( gửi khách thực đơn khách có thể thay đổi món sao cho phù hơp; nếu ăn trưa tại nhà hàng bên ngoài khu du lịch chất lượng ăn sẽ tốt hơn)

12h30: Du khách khởi hành tới Khu du lịch sinh Thái Thung Nham.

Quý khách bắt đầu tham quan Động Vái Giời – nằm trên một ngọn núi cao, động rộng khoảng 5000m2 với 3 tầng động ẩn chứa rất nhiều măng nhũ đá lung linh huyền ảo được ví như: “Trần gian, Địa ngục và Thiên đường”. Tương truyền nơi đây người xưa đã lập đàn tế Trời để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Quý khách tham quan Hang Bụt– một hang đá tự nhiên, chiều dài 500m, du khách ngồi thuyền tham quan hang động xuyên thủy qua lòng núi đầy huyền bí và lạ mắt kết hợp với hệ thống nhũ đá lung linh huyền ảo với nhiều hình tượng khác nhau tùy theo trí tưởng tượng của du khách.

Quý khách tham quan Động Tiên Cá – Đây là hang động xuyên thủy với chiều dài gần 1000m, du khách sẽ được khám phá hệ thống nhũ đá óng ánh kỳ lạ, với mạch nước ngầm trong hang sâu khoảng gần 2m nước, quanh năm bốn mùa đều trong vắt và nhìn thấy đáy nước. Khác biệt hẳn với loại hình tham quan hang động tại Ninh Bình là ngồi thuyền khám phá,du khách sẽ đi bộ trải nghiệm trên hệ thống cầu phao bằng tre nổi trên mặt nước vừa tạo sự trải nghiệm thú vị mà lại rất an toàn.

Quý khách tham quan và check in Đảo Hoa “Thung Nham’s flower paradise” nơi có rất nhiều loài hoa đặc sản mang thương hiệu của vùng đất này như: Cải vàng, cúc, thược dược, dạ yến thảo, ngọc thảo, xác pháo, mào gà nhiều màu…Và Quý khách có thể chiêm ngưỡng cây Cây Duối tình nhân: Địa điểm check in dành cho các đôi tình nhân và cũng là điểm du khách tìm hiểu về cây duối với nhiều điều thú vị, mới lạ và hấp dẫn qua lời giới thiệu của hướng dẫn viên tại điểm của Thung Nham.

Dừng chân tại Cây đa di chuyển, Linh Thần Miếu và Đền gối đại – khu tâm linh với nhiều sự tích gắn liền với 2 thời vua Đinh, Vua Lê. Cùng gia đình, bạn bè lưu lại những tấm ảnh đẹp và Cầu chúc gia đình sức khỏe, an khang, thịnh vượng.

Quý khách xuống thuyền tham quan vườn chim Thung Nham – trái tim di sản. Vườn chim là nơi cư trú và sinh sống của đa dạng các loại của khoảng 40.000 con, khoảng 5.000 tổ chim các loại, thuộc 46 loài chim như cò, vạc, diệp, le le, mòng két, chích chòe lửa, cho tới sáo đá… Điều đặc biệt ở vườn chim là có hai loài chim đặc biệt quý hiếm được ghi trong sách đỏ là Hằng Hạc và Phượng Hoàng, một trong những linh vật nằm trong bộ tứ linh Long-Ly-Quy-Phượng.

17h00: Quý đoàn lên xe khởi hành tới nhà hàng

19h30: Đoàn dùng bữa tối.

Xe đưa đoàn về điểm đón ban đầu chia tay quý khách kết thúc chương trình tham quan. Hẹn gặp lại quý khách trong các chuyến đi lần sau.

 

BẢNG GIÁ TRỌN GÓI DÀNH CHO 01 QUÝ KHÁCH

Đoàn (người) 150 – 159 160 – 180
Giá (VND)    
Lại xe 4 xe 45 4 x 45

GÍA TOUR BAO GỒM:

  1. Xe ôtô máy lạnh cao cấp, đời mới chạy theo chương trình.
  2. Hướng dẫn viên chuyên nghiệp suốt tuyến, nhiêt tình.
  3. Vé tham quan tại tất cả các điểm Thung Nham.
  4. Xe điện tại Thung Nham
  5. Vé đò khư hồi tại Thung Nham.
  6. 02 bữa chính 250.000 đ/ bữa/ người, 01 bữa ăn sáng 50.000đ,
  7. Bảo hiểm du lịch tiêu chuẩn. (mức đền bù tối đa là 20.000.000vnd/vụ).
  8. Nước uống trên xe, thuốc chống say xe, y tế dự phòng.
  9. Tặng khác quà tặng mũ du lịch.
  10. Khăn lạnh phục vụ trên xe.

 

GIÁ TOUR KHÔNG BAO GỒM:

  1. Các chi phí Karaoke, massage, mua sắm ..
  2. Các chi phí cá nhân theo yêu cầu
  3. Thuế VAT

 

GIÁ TOUR CHO TRẺ EM

  1. Trẻ em từ 1 – 4 tuổi miễn phí, bố mẹ tự chăm sóc, mỗi cặp vợ chồng chỉ mang theo 01 bé, bé thứ 02 trở đi tính 50% giá tour.
  2. Trẻ em từ 5 – dưới 9 tuổi tính 60% giá tour người lớn.
  3. Từ 9 tuổi trở lên giá tour người lớn. Dịch vụ hưởng như Người Lớn.

Lưu ý: Lịch trình Tour có thể thay đổi nhưng vẫn đảm bảo các điểm tham quan theo chương trình.

 

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chùa Cây Thị – Hà Nam”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *