sale

BÀI THUYẾT MINH VỀ HÀ NỘI – HẠ LONG

BÀI THUYẾT MINH VỀ HÀ NỘI – HẠ LONG✔️0949618811
BÀI THUYẾT MINH VỀ HÀ NỘI – HẠ LONG. CHO CÁC BẠN HDV MỚI VÀO NGHỀ THAM KHẢO, VÀ ĐÓNG GÓP THÊM Ý KIẾN

1.900.000

Thanh toán ngay

Mô tả

BÀI THUYẾT MINH VỀ HÀ NỘI – HẠ LONG

BÀI THUYẾT MINH VỀ HÀ NỘI – HẠ LONG, tôi xin tự giới thiệu tôi tên là nguyễn văn hạnh, hiện tôi đang là hướng dẫn viên của công ty du lịch ánh dương, công ty của chúng tôi là một trong những công ty hàng đầu hoạt động về lĩnh vực du lịch hiện nay, đồng hành với chúng ta ngày hôm nay còn có chú nguyễn như hiền là một trong những lái xe chuyên nghiệp của công ty chúng tôi, và chú được là trợ lý của chú hiền. Thay mặt cho công ty tôi xin chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ, khám phá được nhiều điều thú vị về Vịnh Hạ Long và có thêm được nhiều kiến thức phục vụ cho công việc học tập của các bạn.

 

BÀI THUYẾT MINH VỀ HÀ NỘI - HẠ LONG

BÀI THUYẾT MINH VỀ HÀ NỘI – HẠ LONG

Thông tin chi tiết thuyết minh Vịnh Hạ Long

VỊNH HẠ LONG

Vịnh Hạ Long (vịnh nơi rồng đáp xuống) là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, Thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh.
Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 334 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo.

Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau ; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể.

Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. 14 loài thực vật đặc hữu và khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại Vịnh.

Hiện nay, vịnh Hạ Long là một khu vực phát triển năng động nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có như có một tiềm năng lớn về du lịch, nghiên cứu khoa học, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông thủy đối với khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung.

Từ hơn 500 năm về trước trong bài thơ Lộ nhập Vân Đồn, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là “kỳ quan đá dựng giữa trời cao”.
Năm 1962 Bộ Văn hóa – Thông tin (Việt Nam) đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia đồng thời quy hoạch vùng bảo vệ.
Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị thẩm mỹ (tiêu chuẩn vii), và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất-địa mạo (tiêu chuẩn viii) vào năm 2000.

Cùng với vịnh Nha Trang và vịnh Lăng Cô của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003.
Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà tạo thành 1 trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam.

TÊN GỌI HẠ LONG QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ

Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hải.
Các thời Lý, Trần, Lê Vịnh Hạ Long mang các tên: Hoa Phong, Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy.
Còn tên Hạ Long (rồng đáp xuống) mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bản đồ hàng hải của Pháp từ cuối thế kỷ 19.
Trên tờ Tin tức Hải Phòng xuất bản bằng tiếng Pháp có bài viết về sự xuất hiện của sinh vật giống Rồng trên khu vực là vịnh Hạ Long ngày nay với nhan đề: “Rồng xuất hiện trên vịnh Hạ Long”, khi viên thiếu úy người Pháp Legderin, thuyền trưởng tàu Avalence cùng các thủy thủ bắt gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần (vào các năm 1898, 1900 và 1902).
Có lẽ người Châu Âu đã liên tưởng con vật này giống như con rồng Châu Á, loài vật huyền thoại được tôn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa các nước đồng văn Châu Á nói chung.
Bên cạnh những truyền thuyết của Việt Nam về Rồng Mẹ và Rồng Con đáp xuống khu vực vịnh đảo vùng Đông Bắc này, sự xuất hiện của con vật lạ hiện hữu như rồng trong thực tại, có thể đã trở thành các lý do khiến vùng biển đảo Quảng Ninh được người Pháp gọi bằng cái tên Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.

TRUYỀN THUYẾT VỀ VỊNH HẠ LONG

Vịnh Hạ Long có từ xa xưa do những kiến tạo địa chất.
Tuy nhiên, trong tâm thức của người Việt từ thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn con Rồng cháu Tiên, một số truyền thuyết cho rằng khi người Việt mới lập Nước đã bị giặc ngoại xăm.
Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc.
Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới.
Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, mặt khác rồng nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

Hình ảnh trong tour du lịch Hạ Long 3 ngày 2 đêm

Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt.
– Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long …
– Nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long …
– Và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xóa là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).
Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xăm, một con rồng đã bay theo dọc sông, xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chặn bước tiến của thủy quân giặc.
Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.

CƯ DÂN TRÊN VỊNH HẠ LONG

Những kết quả nghiên cứu, thám sát khảo cổ học và văn hóa học cho thấy sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ trong khoảng 18.000 – 7.000 năm trước Công Nguyên, văn hóa Cái Bèo trong 7.000 – 5.000 năm trước Công Nguyên và văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 3.500 – 5.000 năm.

vinh-ha-long

vinh-ha-long

Tiến trình dựng nước và truyền thống giữ nước của dân tộc Việt Nam, trong suốt hành trình lịch sử, cũng khẳng định vị trí tiền tiêu và vị thế văn hóa của vịnh Hạ Long qua những địa danh mà tên gọi gắn với điển tích còn lưu truyền đến nay, như núi Bài Thơ, hang Đầu Gỗ, Bãi Cháy v.v.
Trong số 1.969 đảo của Hạ Long hiện nay chỉ có khoảng 40 đảo là có dân sinh sống, những đảo này có qui mô từ vài chục đến hàng ngàn hecta tập trung chủ yếu ở phía Đông và Đông Nam vịnh Hạ Long.
Mấy chục năm gần đây, nhiều vạn chài sống trôi nổi trên mặt nước, bắt đầu lên một số đảo định cư biến những đảo hoang sơ trở thành trù phú như đảo Sa Tô (thành phố Hạ Long), đảo Thắng Lợi (huyện đảo Vân Đồn).
Dân số trên vịnh Hạ Long hiện nay khoảng 1.540 người, tập trung chủ yếu ở các làng đánh cá Cửa Vạn, Ba Hang, Cặp Dè (thuộc phường Hùng Thắng, Thành Phố Hạ Long).
Cư dân vùng Vịnh phần lớn sống trên thuyền, trên nhà bè để thuận tiện cho việc đánh bắt, nuôi trồng và lai tạo các giống thủy sản, hải sản.
Ngày nay đời sống của cư dân Vịnh Hạ Long đã phát triển do kinh doanh dịch vụ du lịch.

CẢNH QUAN ĐÁ, NƯỚC & BẦU TRỜI TRÊN VỊNH HẠ LONG

Vùng di sản trên vịnh Hạ Long được thế giới công nhận (vùng lõi) có diện tích 434 km², như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía Tây), hồ Ba Hầm (phía Nam) và đảo Cống Tây (phía Đông), bao gồm 775 đảo với nhiều hang động, bãi tắm.
Vùng kế bên (vùng đệm), là di tích danh thắng quốc gia đã được bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam xếp hạng từ năm 1962.
Địa hình Hạ Long là đảo, núi xen kẽ giữa các trũng biển, là vùng đất mặn có sú vẹt mọc và những đảo đá vôi vách đứng tạo nên những vẻ đẹp tương phản, kết hợp hài hòa, sinh động các yếu tố: đá, nước và bầu trời.

 Tour du lịch Quảng Ninh 3 ngày 2 đêm

Tour du lịch Quảng Ninh 3 ngày 2 đêm

Các đảo ở vịnh Hạ Long có hai dạng là: đảo đá vôi và đảo phiến thạch.
Tập trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông Nam Vịnh Bái Tử Long và vùng phía Tây Nam vịnh Hạ Long.
Theo thống kê của ban quản lý vịnh Hạ Long, trong tổng số 1.969 đảo của vịnh Hạ Long có đến 1.921 đảo đá với nhiều đảo có độ cao khoảng 200m. Đây là hình ảnh cổ xưa nhất của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất từ 250-280 triệu năm về trước, là kết quả của quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển. Quá trình carxtơ bào mòn, phong hóa gần như hoàn toàn tạo ra một vịnh Hạ Long độc nhất vô nhị, với hàng ngàn đảo đá nhiều hình thù, dáng vẻ khác nhau lô nhô trên mặt biển, trong một diện tích không lớn của vùng Vịnh.
Vùng tập trung các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp là vùng trung tâm Di sản Thiên nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm phần lớn vịnh Hạ Long (vùng lõi), một phần vịnh Bái Tử Long và vịnh Lan Hạ thuộc quần đảo Cát Bà (vùng đệm).

 Tour du lịch Quảng Ninh 3 ngày 2 đêm

Tour du lịch Quảng Ninh 3 ngày 2 đêm

Các đảo trên vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển Việt Nam và không đảo nào giống đảo nào.
Có chỗ đảo quần tụ lại nhìn xa ngỡ chồng chất lên nhau, nhưng cũng có chỗ đảo đứng dọc ngang xen kẽ nhau, tạo thành tuyến chạy dài hàng chục km như một bức tường thành. Đó là một thế giới sinh linh ẩn hiện trong những hình hài bằng đá đã được huyền thoại hóa:
– Đảo thì giống khuôn mặt ai đó đang hướng về đất liền (hòn Đầu Người).
– Đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng). – Đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Lã Vọng).
– Phía xa là hai cánh buồm nâu đang rẽ sóng nước ra khơi (hòn Cánh Buồm). – Đảo lại lúp xúp như mâm xôi cúng (hòn Mâm Xôi).
– Rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước (hòn Trống Mái).
– Đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ, như một vật cúng tế Trời Đất (hòn Lư Hương).
– Đảo khác tựa như nhà sư đứng giữa mặt Vịnh bao la chắp tay niệm Phật (hòn Ông Sư).
– Đảo lại có hình tròn cao khoảng 40 mét trông như chiếc đũa phơi mình trước thiên nhiên (hòn Đũa), mà nhìn từ hướng khác lại giống như vị quan Triều Đình áo xanh, mũ cánh chuồn, nên dân chài còn gọi là hòn Ông .v.v…

Bên cạnh các đảo được đặt tên căn cứ vào hình dáng, là các đảo đặt tên theo sự tích dân gian: Núi Bài Thơ, hang Trinh Nữ, đảo Tuần Châu.
Hoặc căn cứ vào các đặc sản có trên đảo hay vùng biển quanh đảo: hòn Ngọc Vừng, hòn Kiến Vàng, đảo Khỉ v.v…

VÀI HÒN ĐẢO & HANG ĐỘNG NỔI TIẾNG

 HÒN CON CÓC:
Hòn Con Cóc nằm cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 12 km về phía Đông Nam, trên vùng vịnh Hạ Long.
Đây là hòn núi đá rất đẹp có góc nghiêng và hình dáng như một con cóc ngồi xổm giữa biển nước, cao khoảng 9m.

HÒN GÀ CHỌI:
Hòn Gà Chọi, là một trong những hòn đảo nổi tiếng trên vịnh Hạ Long.
Tên khai sinh nó là hòn “Gà Chọi”, người giang hồ còn đặt thêm cho nó cái biệt danh là hòn “Trống Mái”. Hòn Gà Chọi hay Hòn Trống Mái nằm gần hòn Đỉnh Hương ở phía Tây Nam của Vịnh, cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 5 km. Đây là cụm gồm 2 đảo có hình thù giống như một đôi gà, một trống một mái, có chiều cao khoảng hơn 10m với chân thót lại ở tư thế rất chênh vênh. Là biểu tượng trên logo của vịnh Hạ Long, hòn Gà Chọi cũng là biểu tượng trong sách hướng dẫn du lịch Việt Nam nói chung.

Review du lịch Quảng Ninh

Các địa điểm du lịch ở Quảng Ninh

ĐẢO NGỌC VỪNG:
Đảo Ngọc Vừng rộng 12 km², có người ở, có bến cảng cổ Cống Yên thuộc hệ thống thương cảng cổ Vân Ðồn từ thế kỷ 11, và có di tích thành cổ nhà Mạc, thành nhà Nguyễn. Phía đông của đảo có bãi cát dài tới hàng km với cát trắng trải ra tới tận bến tàu.
Đảo Ngọc Vừng nằm cách cảng tàu du lịch khoảng 34 km, thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, có đặc điểm là một trong số ít đảo đất trên vùng vịnh Hạ Long.

Review-du-lich-Quang-Ninh

Review-du-lich-Quang-Ninh

Xung quanh đảo có nhiều bãi biển đẹp, có núi Vạn Xuân cao 182m và có di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Hạ Long rộng 45.000m².
Khu vực này tương truyền trước kia có nhiều ngọc trai, đêm đêm phát sáng cả một vùng trời biển, nên có một số đảo mang tên đảo Ngọc như đảo Ngọc Vừng (ngọc phát sáng), hay Minh Châu (ngọc châu, ngọc sáng).
Trước kia cư dân trên đảo sống bằng nghề đánh bắt hải sản và khai thác ngọc trai. Ngày nay cư dân ở đây vẫn còn mò trai lấy ngọc, đồng thời nghề nuôi trai lấy ngọc cũng đang phát triển mạnh.

BẢI TẮM & BẾN TÀU TRÊN ĐẢO “TI TỐP” (TITOV).
Trong bản đồ của Pháp vẽ về Hạ Long cuối thế kỷ 19, đảo Titov có tên là hòn Cát Nàng, hòn đảo nhỏ xinh đẹp ấy tựa lưng vào vịnh Cửa Lục phía trước là vụng Sửng Sốt có đảo Bồ Hòn, bên phải là hòn Dầm Nam, nằm trên khu vực vịnh Hạ Long cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 7 – 8 km về phía đông nam.
Đảo Ti Tốp có bờ dốc đứng và bãi cát trắng phẳng hình vầng trăng nằm dưới chân. Cát ở đây bốn mùa được nước thủy triều rửa sạch trắng tinh.

-Kinh-nghiem-du-lich-Quang-Ninh-2-ngay-1-dem

-Kinh-nghiem-du-lich-Quang-Ninh-2-ngay-1-dem

Các tour du lịch thường ghé tàu vào đảo để du khách lên bờ leo núi ngắm toàn cảnh vùng Vịnh, tắm biển, chèo thuyền kay-ắc, kéo phao và kéo dù.
Nơi đây đã trở thành điểm du lịch tắm biển hấp dẫn. Các dịch vụ thuê áo tắm, phao bơi, nước ngọt luôn sẵn sàng phục vụ du khách.
Ngày 22-11-1962 hòn đảo nhỏ này được đón Hồ Chí Minh cùng nhà du hành vũ trụ người Nga Gherman Titov, anh hùng lao động Liên Xô, anh hùng lao động Việt Nam? lên thăm và nghỉ tại đây. Để ghi dấu kỷ niệm chuyến đi đó, Hồ Chí Minh đã đặt tên cho đảo là đảo “Ti Tốp”.
Ngày 27-6-1997 Gherman Titov có dịp trở lại hòn đảo xưa mang tên mình. Ông đã xúc động ghi vào sổ lưu niệm của Ban Quản lý vịnh Hạ Long:
– Cảm ơn số phận đã cho tôi có dịp trở lại hòn đảo nhỏ này.

ĐẢO TUẦN CHÂU:
Nằm cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 4 km về phía Tây Nam trên vùng vịnh Hạ Long, Đảo Tuần Châu là một đảo đất rộng khoảng 3 km², gần bờ, có làng mạc và dân cư thưa thớt. Trước kia trên đảo các nhà khoa học đã tìm được nhiều di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Hạ Long.

Gia-ve-cac-diem-du-lich-Quang-Ninh

Gia-ve-cac-diem-du-lich-Quang-Ninh

Từ năm 2001, một con đường lớn đã được xây dựng nối đảo với đất liền. Một tổ hợp dịch vụ vui chơi, giải trí, quần thể khách sạn, nhà hàng và bãi tắm sang trọng được xây dựng, đưa vào phục vụ góp phần làm thay đổi bộ mặt của Hạ Long từ năm du lịch 2003 tới nay.

HANG SỬNG SỐT Ở VỊNH HẠ LONG
Những hang động tại Hạ Long, theo các nhà thám hiểm địa chất người Pháp, khi nghiên cứu về vịnh Hạ Long đầu thế kỷ 20, khẳng định rằng hầu hết trong số chúng đều được kiến tạo trong thế Pleistocen kéo dài từ 2 triệu đến 11 ngàn năm trước, nằm trong 3 nhóm hang ngầm cổ, hang nền carxtơ và các hàm ếch biển.
Hang Sửng Sốt, hay động Sửng Sốt nằm trên đảo Bồ Hòn ở trung tâm vịnh Hạ Long, được người Pháp đặt tên “Grotte des surprises” (động của những kỳ quan). Hang Sửng Sốt là một hang dạng ống, nằm ở độ cao 25m so với mực nước biển hiện tại. Diện tích khoảng 10.000m2, chiều dài hơn 200m, chỗ rộng nhất 80m, khoảng cách lớn nhất từ nền tới trần hang xấp xỉ 20m. Hang được chia thành 2 ngăn chính:
– Toàn bộ ngăn thứ nhất như một nhà hát lớn rộng thênh thang với trần hang được phủ bằng nhũ đá, những tượng đá, voi đá, hải cẩu, mâm xôi, hoa lá, mở ra một thế giới của cổ tích.

du-lich-vinh-ha-long-2-ngay

Colorful Stalactite Thien Cung cave, World Heritage site in Halong Bay,Hang Sung Sot Grotto (Cave of Surprises), Vietnam

– Ngăn 2 cách biệt với ngăn 1 qua một lối đi hẹp. Bước vào lòng ngăn này, động mở ra một khung cảnh mới khác lạ hoàn toàn với lòng ngăn rộng có thể chứa được hàng ngàn người. Trong lòng ngăn 2 của hang Sửng Sốt có những hình tượng được gắn với truyền thuyết Thánh Gióng: Cạnh lối ra vào là khối đá hình chú ngựa, thanh gươm dài và trong lòng hang có những ao hồ nhỏ như vết chân ngựa Gióng.
Ðường lên hang Sửng Sốt quanh co uốn lượn dưới những tán lá rừng, với những bậc đá ghép cheo leo, khúc khuỷu.
Ðây là một hang động rộng và đẹp vào bậc nhất của vịnh Hạ Long. Nằm ở vùng trung tâm du lịch của Vịnh với hệ thống trong tuyến du lịch bao gồm bãi tắm Titov – hang Bồ Nâu – động Mê Cung – hang Luồn – hang Sửng Sốt.
Không chỉ những biến đổi của những đảo đá màu xanh đen trên mặt nước biếc vùng Vịnh hấp dẫn du khách, trên những chiếc thuyền dơi màu nâu đỏ xuất phát từ bến tàu Hạ Long bắt đầu hành trình ngoạn cảnh, những khám phá lại tiếp tục khi du khách lên đảo, thăm thú những hang động ẩn chứa nhiều chứng tích lịch sử.
– Do có cửa hang mở rộng, hang Sửng Sốt được phát hiện khá sớm trên Vịnh Hạ Long (cuối thế kỷ thứ XIX). Tên của hang mãi đến năm 1946 mới được xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng do một số đoàn thám hiểm đã đến đây.
– Năm 1999, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã đầu tư tôn tạo Hang Sửng Sốt. Hệ thống đường đi, ánh sáng để du khách có thể quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của những khối nhũ, măng đá trong lòng hang. Ánh sáng được thiết kế phù hợp với kiến trúc hang đồng thời hài hoà với ánh sáng tự nhiên từ phía cửa hang.
– Hiện nay Hang Sửng Sốt thuộc sự quản lý của Trung tâm bảo tồn Công viên hang động (BQL Vịnh Hạ Long).


ĐỘNG THIÊN CUNG Ở VỊNH HẠ LONG
Động nói ở đây chính là hang “Đầu gỗ” (Động Thiên cung chỉ mới được phát hiện vào những năm tám mươi của thế kỷ trước).
Cách thành phố Hạ Long khoảng 8 km và cách bến tàu du lịch 4 km là đảo Vạn Cảnh, còn gọi là đảo Canh Độc có tọa độ 107°00’54” và 20°54’78”. Trong sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: hòn Canh Độc lưng chừng đảo có động rộng rãi chứa được vài ngàn người, gần đó có hòn Cặp Gà, Hòn Mèo, Hòn La …
Ngày nay, qua khảo cứu, đảo Vạn Cảnh có đỉnh cao 189m, hình dáng như một chiếc ngai ôm hai hang động là hang Đầu Gỗ nằm chênh vênh trên cao và động Thiên Cung ở cách mép nước không xa. Hang Đầu Gỗ và động Thiên Cung cách nhau chừng 100m, được thông nhau bằng những lối đi quanh co, uốn lượn dưới tán lá rừng.

du-lich-vinh-ha-long

du-lich-vinh-ha-long


Động Thiên Cung nằm ở lưng chừng đảo Canh Độc, ở độ cao 25m so với mực nước biển. Du khách vừa bước vào cửa động Thiên Cung, lòng động đột ngột mở ra không gian có tiết diện hình tứ giác với chiều dài hơn 130 mét, với những măng đá như một đền đài mỹ lệ. Vách động cao và thẳng đứng được bao bọc bởi những nhũ đá và trên mỗi vách động ấy thiên nhiên đã khảm nhiều hình thù kỳ lạ, hấp dẫn người xem.
Đó là là 4 cột trụ to lớn giữa động mà từ chân cột tới đỉnh đều được chạm nổi nhiều hình thù kỳ lạ như chim cá, cảnh sinh hoạt của con người, hoa lá cành ; là những thạch nhũ mang hình tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, tiên nữ múa hát ; là trần hang với những điêu khắc người, chim, hoa, muông thú đang dự tiệc, hoàn toàn do bàn tay nhào nặn của tạo hóa tác thành qua hàng vạn năm. Cửa động nhỏ hẹp được giấu kín trong lòng núi nhưng càng đi vào bên trong, lòng động càng mở lớn và rộng, dẫn dắt người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

HANG ĐẦU GỔ
Đi hết động Thiên Cung cũng là lúc du khách bước chân sang hang Đầu Gỗ, còn gọi là hang Giấu Gỗ, một hang động với những nhũ đá tráng lệ.
Tên gọi Hang Đầu Gỗ (tập trung gỗ) có từ sau khi tướng Trần Hưng Đạo chỉ huy ba quân giấu các cọc gỗ lim tại đây, trước khi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng để bày thế trận cùng thủy quân đánh úp, đốt cháy đoàn thuyền tải lương thực của giặc Nguyên Mông vào mùa xuân năm 1288.

Du-lich-Tuan-Chau

Du-lich-Tuan-Chau

Hiện các nhà khảo cổ còn tìm thấy rất nhiều khúc gỗ và mẩu gỗ vụn còn sót lại trong động.
Nếu động Thiên Cung hoành tráng khỏe khoắn, hiện đại thì hang Ðầu Gỗ trầm mặc uy nghi nhưng cũng rất đồ sộ. Cuốn Merveilles du Monde (kỳ quan thế giới) của Pháp xuất bản năm 1938 chuyên về du lịch giới thiệu về các danh thắng nổi tiếng thế giới đã mệnh danh hang Ðầu Gỗ là “Grotte des merveilles” (động của các kỳ quan).
Từ cửa Suốt nhìn vào hòn Canh độc, người ta thấy đầu của hòn núi này nhô ra trông giống như đầu một cây gỗ nổi lập lờ trên mặt nước.
Hai bên “đầu gỗ” có hai hốc lõm vào, trông tựa như “mắt gỗ” mà thợ sơn tràng thường khoét vào đầu gỗ dể kéo – lôi khi khai thác.
Những cư dân vạn chài của vùng sông nước dã căn cứ vào hình dáng đó mà đặt tên cho cái hang mà họ thường lưu lại tại đảo này trong những ngày nghỉ ngơi, tránh mùa giông bão!
Người Pháp khi lập bản đồ khu vực này, họ cứ theo lời kể của cư dân sông nước mà ghi tên thành hang “daugo” (cũng như tên “hòn đảo của những búi gai” thành “hongai” để rồi thành Hồng Gai).
Có lẽ vì quá yêu lịch sử chiến công của thời Trần mà người ta cố ghép tên hang “Đầu gỗ”, “Giấu gỗ” cho trận chiến Bạch Đằng năm 1288, gắn với tên tuổi của vị anh hùng Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư!
Cửa hang Đầu Gỗ ở lưng chừng vách núi và trong lòng hang được chia thành 3 ngăn chính:

Du-lich-Quang-Ninh

Du-lich-Quang-Ninh

– Ngăn phía ngoài hình vòm cuốn tràn ánh sáng tự nhiên, với trần hang như một bức tranh khổng lồ vẽ phong cảnh thiên nhiên hoang sơ với những đàn voi, những chú hươu sao, sư tử trong những tư thế sinh động. Phía dưới là rừng măng đá, nhũ đá nhiều màu với nhiều hình thù tùy theo trí tưởng tượng của từng người. Chính giữa lòng hang là một cột trụ đá khổng lồ hàng chục người ôm, từ phía dưới chân cột lên trên là những hình mây bay, long phi phượng vũ, hoa lá, dây leo.
– Qua ngăn thứ nhất, vào ngăn thứ 2 bằng một khe cửa hẹp lòng hang mở ra với ánh sáng chiếu vào mờ ảo, những bức tranh đá trở nên long lanh hơn và những chùm hoa đá lúc ẩn lúc hiện.
– Tận cùng hang là một chiếc giếng nước ngọt và những hình tượng bằng đá như đang diễn tả một trận hỗn chiến kỳ lạ.
Năm 1917, hang Đầu Gỗ được vua Khải Ðịnh lên thăm và cho khắc một tấm văn bia với nội dung ca ngợi cảnh đẹp của non nước Hạ Long nói chung và hang Ðầu Gỗ nói riêng. Hiện nay, tấm bia đá vẫn còn ở phía bên phải cửa động tuy chữ đã bị mài mòn.

MỘT SỐ HANG ĐỘNG KHÁC:
Ngoài các đảo & hai hang động trên, du khách còn tham quan hàng chục hang động đẹp và quyến rũ khác như:
1- Hang Bồ Nâu có cửa uốn vòng cung với nhũ đá buông xuống mềm mại như cành liễu.
2- Hang Hanh cách thị xã Cẩm Phả 9 km về phía tây, là một hang động đẹp và dài nhất so với các hang động hiện có trên vịnh Hạ Long, với chiều dài 1.300 m chạy xuyên suốt dãy núi đá Quang Hanh ra tới biển.
3- Hang Trinh Nữ với tảng đá hình cô gái đứng xõa mái tóc dài hướng ra biển, và đối diện với nó là hang Trống (hay hang Con Trai) với bức tượng chàng trai hóa đá quay mặt hướng về phía hang Trinh Nữ.
4- Hang Tiên Long, Ba Hang, hang Luồn, động Tiên Ông, động Tam Cung, động Lâu Đài, Ba Hầm .v.v…

Theo báo cáo của ban quản lý vịnh Hạ Long cho biết hiện nay vẫn chưa thể thống kê hết được tất cả hang động của trên 1.969 đảo. Nên chỉ sưu tầm tổng kết tạm thời bấy nhiêu đó thôi, mong ACE trong nhà chịu khó đọc bấy nhiêu thôi nha!

du-lich-dong-thien-cung

du-lich-dong-thien-cung

Thưa các bạn xe của chúng ta đang lăn bánh trên những con đường quen thuộc của thủ đô Hà Nội yêu dấu nơi mà năm 1010 vua lý thái tổ chọn làm kinh đô và đặt tên là thăng long tức rồng bay lên với mong muốn đất nước sẽ phồn vinh và hưng thịnh, nơi mà sắp tới đây sẽ kỷ niệm 1000 năm tuổi, gần 10 thế kỷ qua thời gian đã chứng minh thăng long xưa và Hà Nội nay luôn là trung tâm kinh tế , chính trị văn hóa lớn của cả nước, luôn có một chỗ đứng trong khu vực và trên thế giới. nhưng thành thăng long xưa và nay khác nhau rất nhiều về mặt địa lý và quy mô, xưa kia nơi đây là vùng đất nằm giữa hai con sông tô lịch và nhị hà tức là sông hồng ngày nay đấy ạ! trải qua thời gian cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội đã mở rộng ra ngoài hai con sông trên hiện nay thủ đô Hà Nội của chúng ta có diện tích khoảng trên 3200km2 với số dân khoảng trên 6,2 triệu người, nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng bắc bộ, phía tây giáp thái nguyên, phía đông và đông nam giáp bắc ninh, bắc giang, hưng yên , phía tây giáp giáp hà tây và vĩnh phúc, nhưng hiện nay hà tây đã được sát nhập vào Hà Nội, mặc dù rộng hơn đẹp hơn nhưng Hà Nội nhưng Hà Nội vẫn còn lưu giữ những nét đẹp của ngàn xưa đặc biệt là vào đêm.
Các bạn sinh viên lớp c5g3 thân mến xe của chúng ta hiện nay đang tiến gần tới cây cầu thăng long bắc qua sông hồng
trên quốc lộ nam thăng long, con đường nối sân bay quốc tế nội bài với Hà Nội, thủ đô của việt nam, cầu được xem là công trình thế kỷ của tình hữu nghị việt-xô, bây giờ chúng ta đang đi trên cầu thăng long các bạn có thể nhìn thấy sông hồng ở phía bên dưới cầu, con sông hồng đỏ nặng phù sa là nơi nền văn minh lúa nước xuất hiện và nền văn minh sông hồng ra đời. qua cầu thăng long xe của chúng ta đang lăn bánh trên con đường cao tốc mới được xây dựng nối liền giữa các tỉnh miền bắc và nối miền bắc với các vùng khác, các bạn có thể phóng tầm mắt nhìn ra hai bên đường đó là những cánh đồng lúa xanh ngắt của huyện sóc sơn thuộc Hà Nội, nơi gắn liền với một truyền thuyết về một vị anh hùng của dân tộc việt nam từ một cậu bé sau một bữa ăn đứng dậy vươn vai trở thành một con người cao lớn với sức khoẻ hơn người đã giúp nhân dân đánh giặc ngoại xâm , các bạn biết đó là ai không ạ? Vâng! đó chính là thánh gióng, và sau khi thánh gióng đánh tan giặc ngoại xâm giúp nhân dân đã phi ngựa lên đỉnh núi sóc sơn rồi bay thẳng lên trời.
Cac-diem-vui-choi-o-Bai-Chay

Cac-diem-vui-choi-o-Bai-Chay

Vậy là xe của chúng ta đã ra khỏi địa phận Hà Nội, tạm biệt mảnh đất cố đô nghàn năm văn hiến, tạm biệt đỉnh núi sóc sơn với truyền thuyết thánh gióng chúng ta đang tiến vào địa phận tỉnh bắc ninh, tỉnh bắc ninh thuộc khu vực phía bắc của đồng bằng sông hồng phía bắc giáp với bắc giang, phía đông giáp hải dương, phía nam giáp hưng yên và phía tây giáp thủ đô Hà Nội, tỉnh bắc ninh có diện tích 804km2 đây là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước với số dân khoảng hơn 1triệu người, trước kia bắc ninh sát nhập vào tỉnh bắc giang có tên là hà bắc và mới được tách ra vào tháng 1năm 1997, từ ngàn xưa bắc ninh-kinh bắc đã nổi tiếng là vùng đất địa linh nhân kiệt,nơi sản sinh ra nhiều bậc kỳ tài, đây chính là quê hương của tám vị vua triều lý,của nguyên phi ỷ lan, lưỡng quốc trạng nguyên nguyễn đăng đạo, quê hương của các đồng chí nguyễn văn cừ, ngô gia tự đến với bắc ninh ta còn đến với quê hương của những làn điệu quan họ ngọt ngào, đến với những làng nghề thủ công truyền thống như làng tranh đông hồ, làng gốm phù lãng, mà dưới bàn tay khéo léo của người nghệ nhân kinh bắc các sản phẩm gốm sứ hay những bức tranh đông hồ như được thổi hồn vào đó tạo nên sức hấp dẫn kỳ lạ đối với tất cả những ai tới thăm, bắc ninh còn nổi tiếng với những di tích lịch sử, những lễ hội mang đậm đà bản sắc văn hóa của người kinh bắc, như lễ hội lim, hội đền đô, hội chùa bút tháp…
Cac-dia-diem-du-lich-o-Quang-Ninh

Cac-dia-diem-du-lich-o-Quang-Ninh

thể hiện đời sống văn hóa tinh thần phong phú của người dân, và cũng chính tại những lễ hội thì các làn điệu quan họ ngọt ngào tha thiết được cất lên cùng với đó là những trò chơi dân gian rất vui nhộn, tôi rất mong một dịp gần đây sẽ được cùng các bạn đi tới một lễ hội của vùng kinh bắc cảm nhận vẻ đẹp của con người và mảnh đất kinh bắc giàu truyền thống. xe của chúng ta đang tiến tới huyện yên phong của tỉnh bắc ninh các bạn hãy nhìn sang phía bên tay trái của các bạn đó chính là khu công nghiệp yên phong
một biểu hiện của sự phát triển kinh tế của tỉnh bắc ninh, mới được xây dựng năm 2006 thể hiện sự cố gắng nỗ lực của cán bộ và nhân dân huyện yên phong trong thực hiện chủ trương đường lối phát triển kinh tế thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa của đảng và nhà nước. thưa các bạn xe đang đưa chúng ta đi qua thành phố bắc ninh các bạn có thể nhìn ra phía bên ngoài ngắm thành phố bắc ninh từ xa, và chỉ qua cây cầu phía trước kia thôi chúng ta đã rẽ vào quốc lộ 18 tới địa phận huyện quế võ thuộc tỉnh bắc ninh, huyện quế võ là một huyện lị khá lớn của tỉnh bắc ninh, đây cũng là huyện có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và mạnh, biểu hiện đó là khu công nghiệp quế võ, các bạn hãy nhìn sang phía bên tay phải của mình chúng ta sẽ nhìn thấy khu công nghiệp quế võ, khu công nghiệp ra đời đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nâng cao đời sống xã hội cho người dân. Vâng! Như tôi đã nói với các bạn đến với bắc ninh vùng đất giàu truyền thống ta không chỉ biết đến những lễ hội,di tích lịch sử,những con người kiệt xuất,với làn điệu quan họ đằm thắm thiết tha mà còn có những làng nghề thủ công truyền thống, và xe của chúng ta đang đi qua làng gốm phù lãng đấy ạ! Vì chúng ta đang đi trên đường quốc lộ nên không thể nhìn thấy tận mắt được làng gốm tuy nhiên các bạn hãy nhìn sang phía bên tay phải của mình chúng ta có thể nhìn thấy phía xa kia có một quả đồi và dưới chân quả đồi ấy chính là làng gốm phù lãng, con đường nhỏ len lỏi dưới những thửa ruộng xâm xấp nước với lúa xanh ngắt mà các bạn nhìn thấy kia chính là con đường dẫn vào làng gốm, phù lãng nổi tiếng bởi thứ gốm đặc biệt,đặc biệt từ sắc màu vàng da lươn tới hoa văn trang trí trên gốm cho tới quy trình sản xuất,
trước kia gốm phù lãng không được nung trong lò, không dùng bàn xoay,và không dùng cả khuôn nữa tuy nhiên hiện nay để đáp ứng nhu câù của thị trường và khách du lịch phù lãng đã dùng khuôn bàn xoay và cả lò nung, dù vậy nhưng gốm phù lãng vẫn lưu giữ được những nét độc đáo chỉ riêng phù lãng mới có, và tôi rất mong sẽ được cùng các bạn ghé vào thăm phù lãng trong một dịp gần đây nhất.
Tạm biệt mảnh đất bắc ninh, chúng ta đang đi vào địa phận tỉnh hải dương hải dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông hồng, phía bắc giáp bắc ninh và bắc gian, phía đông giáp hải phòng, quảng ninh, phía tây giáp hưng yên, phía nam giáp thái bình. Đây là một trong những cái nôi của nền văn hóa lâu đời của việt nam. Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử văn hóa. Ngoài ra, hải dương còn là quê hương của hải thượng lãn ông lê hữu trác, nhà y học lừng danh hồi thế kỷ 18. ông đã để lại một công trình đồ sộ gồm 66 cuốn sách về cây thuốc và phương pháp chữa bệnh bằng y học dân tộc. nơi đây còn nổi tiếng với tên tuổi nhiều danh nhân đất việt khác như trần nguyên đán, mạc đĩnh chi, phạm sư mạnh. Hải dương còn nổi tiếng với các sản phẩm gốm sứ truyền thống với đặc sản vải thanh hà ngon nức tiếng( thứ trái cây quý xưa dùng để tiến vua và cống nạp quan lại đô hộ), với bánh gai ninh giang, bánh đậu xanh từ lâu đã trở thành món quà không thể thiếu đối với mỗi ai có dịp đi ngang qua đây.
Đến với hải dương các bạn không chỉ được trở về với các lễ hội truyền thống của đồng bằng sông hồng như lễ hội côn sơn kiếp bạc, lễ hội đền cao, đền yết kiêu mà còn được thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian như : hát ca trù, hát chèo, hát xẩm.
Thưa các bạn sinh viên lớp C5g3 xe đang đưa chúng ta tiến vào thị trấn sao đỏ- thị trấn mang biệt danh của đồng chí nguyễn lương bằng.
Trước mặt các bạn về phái tay trái là tấm biển chỉ dẫn lối vào khu danh thắng côn sơn và đền kiếp bạc.
hai mảnh đất từ lâu đã gắn bó với tên tuổi của hai vị anh hùng dân tộc là nguyễn trãi và trần hưng đạo.
Địa danh côn sơn nằm ở xã cộng hòa, huyện chí linh, còn có tên gọi khác là núi kỳ lân, một ngọn núi cao 200m, cách Hà Nội khoảng 70km. côn sơn là nơi lưu giữ được nhiều kỷ niệm về nguyễn trãi, người anh hùng dân tộc văn võ song toàn, một nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta. Côn sơn nằm kề một thung lũng rộng màu mỡ có hồ nước vườn cây trái xum xuê và thiên nhiên yên tĩnh. Tới côn sơn, quý khách sẽ được ghé thăm chùa hun, một ngôi chùa cổ kính nằm dưới chân núi côn sơn, được xây dựng vào thế kỷ 13 với những nét kiến trúc độc đáo theo mô típ thời trần. xưa kia côn sơn còn là nơi tu hành của các vị tổ tiên phái trúc lâm ở thế kỷ thứ 13, một thiền phái mang ý thức dân tộc tự chủ với những vị chân tông như trần nhân tông , pháp hoa , huyền quang… côn sơn cũng là địa danh chủ tịch hồ chí minh đến thăm và đọc bia về nguyễn trãi vào ngày 15-02-1965. đến thăm côn sơn, quý khách không thể không ghé thăm đền kiếp bạc-một di tích nổi tiếng của hải dương chỉ cách côn sơn 5km. đền kiếp bạc nằm ở xã hưng đạo, huyện chí linh, cách Hà Nội khoảng 80km. kiếp bạc là tên ghép của hai làng vạn yên(làng kiếp) và dược sơn(làng bạc) . nơi đây là một thung lũng trù phú xung quanh có dãy núi rồng bao bọc tạo cho kiếp bạc có vẻ đẹp vừa kín đáo vừa thơ mộng.
Vào thế kỷ 13 đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của trần hưng đạo , người anh hùng dân tộc, người chỉ huy quân sự tối cao trong trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nguyên mông. Đền thờ trần hưng đạo được xây dựng vào thế kỷ 14, trên một khu đất ở thung lũng kiếp bạc, trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng :tượng trần hưng đạo,phu nhân, hai con gái , phạm ngũ lão , nam tào bắc đẩu và 4 bài vị thờ 4 vị con trai. Hàng năm lễ hội đền dược tổ chức vào dịp mất của trần hưng đạo là ngày 20 tháng 8 âm lịch , nếu có dịp mời quý khách hãy dừng bước ghé thăm côn sơn và kiếp bạc để thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây cũng như dành đôi phút tưởng nhớ đến hai vị anh hùng dân tộc , những người con ưu tú của nước nhà.
Tạm biệt mảnh đất hải dương, xe đang đưa quý khách tiến vào tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh địa đầu miền đông bắc việt nam, phía bắc giáp với nước bạn trung quốc , phía nam giáp hải phòng , phiá tây giáp lạng sơn,bắc giang , hải dương , phía đông là Vịnh bắc bộ với đường biển dài khoảng 250km. đây còn là một vùng đất cổ , các di tích khảo cổ ở tấn mài , cửa lục và một số đảo cho thấy ở đây có niên đại khoảng 300 ngàn năm thuộc sơ kỳ đồ đá cũddax có con người sinh sống. mảnh đất này trước kia còn là tiền đồn của vùng đông bắc việt nam, chính vì vậy quảng ninh còn là một vùng đất có bề dày lịch sử. nhân dân các dân tộc quảng ninh đã nhiều lần phải đương đầu với bọn gặc ngoại xâm , trong kháng chiến chống pháp và chống mỹ, đây là nơi có phong trào đáu tranh mạnh mẽ của công nhân mỏ và có nhiều thành tích rực rỡ , không chỉ là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa quảng ninh còn là một trung tâm du lịch lớn của việt nam , với hàng trăm di tích lịch sử văn hóa , danh thắng thiên nhiên , đặc biệt là Vịnh Hạ Long , hai lần được công nhận là di sản thiên nhiên thé giới đã khiến cho mảnh đất này có sức hút kỳ lạ đối với du khách. Đến đây quý khách có thể thăm các kỳ quan thiên tạo cũng như tìm hiểu truyền thống văn hóa đặc sắc của dịa phương.
Xe đang đưa chúng ta đến địa danh tuần châu, chỉ còn ít phút nữa thôi là quý khách sẽ được đặt chân đến bãi cháy – nơi có Vịnh Hạ Long đang chờ đón chúng ta đến chiêm ngưỡng và thưởng ngoạn, có lẽ chắc hẳn trong các bạn khi nghe đến địa danh tuần châu thì không ít người sẽ thắc mắc tại sao địa danh này lại có tên là tuần châu? Xin thưa tuần châu là tên một hòn đảo. theo nhân dân trên đảo kể lại tên đảo là do việc ghép hai chữ “lính tuần” và “tri châu” mà thành. Vì dưới triều đại phong kiến trên đảo thường xuyên có một đội lính tuần do viên tri châu phụ trách làm việc kiểm soát đường biển từ móng cái vào Vịnh. Từ đó mà thành tên. Hiện nay đảo tuần châu đã được đầu tư xây dựng thành một khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng có quy mô hiện đại nhất miền bắc nước ta.
Các bạn thân mến! thành phố bãi cháy đã ở ngay trước mặt chúng ta như các bạn có thể nhìn thấy bãi cháy nằm dọc theo bờ Vịnh Hạ Long, đây là một dải đồi thấp chạy thoai thoải về phía biển , kéo dài hơn 2km với một địa thế rất đẹp. thoạt nghe cái tên bãi cháy hẳn các bạn sẽ hình dung ra đây là một vùng đất khô cằn , cjir có nắng và gió . thực ra không phải như vậy , cái tên bãi cháy dựa trên một sự tích lịch sử. xưa kia đây là một khu rừng khá rậm rạp ,vào năm 1287 đoàn thuyền lương của giặc nguyên mông do tướng trương văn hổ cầm đầu tiến vào vùng biển Vịnh Hạ Long đã bị tướng trần khánh dư chặn đánh , nhiều thuyền giặc bị hỏa công đốt cháy trôi dạt vào bờ Vịnh , ngọn lửa theo chiều gió đã làm cháy luôn cả một khu rừng rậm rạp đang mùa hanh khô. Từ đó khu rừng đó mang tên bãi cháy.
Thưa các bạn trong chuyến thăm quan ngày hôm nay chúng ta sẽ đi thăm quan Vịnh Hạ Long theo tuyến Vịnh Hạ Long –động thiên cung –hang đầu gỗ -hòn gà trọi.
bây giờ mời các bạn xuống tàu thăm Vịnh , các bạn lưu ý lên xuống tàu cẩn thận và luôn nhớ giữ vé thăm quan vì đến mỗi điểm thăm quan chúng ta phải trình vé cho trạm kiểm soát vé. Tàu đang chầm chậm đưa chúng ta dạo chơi trên mặt Vịnh, mời các bạn nhìn theo tay tôi chỉ phía xa kia chính là ngọn núi bài thơ, một ngọn núi rất đẹp và có cái tên thật nên thơ của thành phố này.
Núi bài thơ cao 106m ,một nửa chân núi gắn với đất liền, một nửa ngâm trong nước biển đã trở thành một tấm bình phong thiên nhiên che chở cho thành phố và bến cảng. dưới các triều đại phong kiến trên ngọn núi này có đồn trú của quân đội triều đình , lính triều đình thay nhau đến đây canh gác nếu có giặc kéo vào họ liền nổi lửa cho khói bốc cao để báo về đất liền. những lúc bình thường người lính gác chỉ cần thắp một ngọn đèn lồng treo trên mỏm núi đá cao nhất để báo cho những nơi khác biết tình hình biên thùy yên ổn, do vạy mà núi có tên là núi rọi đèn, tên chữ là truyền đăng. Mùa xuân năm 1468 vua lê thánh tông ra thăm Vịnh Hạ Long có lên núi truyên đăng, cảm hứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên ông đã làm bài thơ cho khắc lên vách đá ở đỉnh núi , từ đó núi truyền đăng có tên là núi bài thơ.
Và để hiểu rõ hơn về Vịnh Hạ Long tôi xin giới thiệu một chút về nơi đây, Vịnh Hạ Long nằm ở trung tâm vùng ven biển tỉnh quảng ninh,đây là một phần rìa của đại lục châu á bị chìm xuống biển, Vịnh Hạ Long rộng 1533km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ trong đó có 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên , đảo ở Vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo thạch phiến , tập trung ở hai vùng chính là vùng phía đông nam(thuộc Vịnh bái tử long) và vùng phía tây nam(thuộc Vịnh Hạ Long). Vùng di sản thiên nhiên được thế giới hai lần công nhận có diện tích 434km2 bao gồm 775 đảo mỗi đảo mang một dáng vẻ khác nhau chắc chắn sẽ tạo cho các bạn nhiều thú vị , bất ngờ khi tới thăm.chắc hẳn các bạn vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long vừa tự hỏi : “cái tên Vịnh Hạ Long từ đâu mà có?” xin thưa Hạ Long có nghĩa là rồng xuống, cái tên này gắn với một truyền thuyết trong dân gian của người việt nam, chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa không nhớ rõ đời nào một lần giặc ngoại xâm hung giữ đánh chiếm nước ta , may thay trời sai rồng mẹ cùng một đàn rồng con xuống giúp dân đánh giặc , rồng mẹ và rồng con lập tức phun châu nhả ngọc , những châu ngọc ấy thoắt biến thành muôn đảo đá kết thành trận địa ngăn bước quân giặc tạo điều kiện cho nhân dân việt nam đánh thắng quân giặc , giặc tan rồng mẹ và rồng con không trở về trời nữa mà ở lại trần gian . in dấu chiến công giết giặc chỗ rồng mẹ xuống nước gọi là Hạ Long, chỗ rồng con xuống nước gọi là bái tử long, chỗ đuôi rồng quẫy lên trắng xóa gọi là bạch long vĩ, vâng!cái tên Hạ Long đã xuất hiện trong một câu chuyện thần thoại rực rỡ dược trí nhớ của người việt nam lưu truyền trong dân gian như vậy đấy ạ! Còn về mặt thư tịch thì tên Hạ Long lần đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ 19, trên bản đồ hàng hải của pháp vẽ Vịnh bắc bộ và trên một số bài báo chữ pháp và chữ việt viết về Vịnh Hạ Long lúc bấy giờ. Từ cuối thế kỷ 19trở về trước , tên Hạ Long không thấy được ghi chép trong các thư tịch cổ còn lưu trữ được mà nó dược gọi bằng những cái tên khác như biển giao châu, lục thủy, vân đồn, an bang. Các bạn thân mến để có thể chiêm ngưỡng hết cảnh đẹp ở Hạ Long có lẽ chúng ta phải rong buồm cả tháng thì mới đủ, bởi vẻ đẹp của đảo đá ở đây vô cùng sống động , muôn hình ,muôn vẻ, có đảo cao vút, có đảo chỉ cao vài chục mét , có đảo hình cánh buồm, có đảo hình con rùa,con rồng, hình ông lão câu cá… hình dáng của đảo đá luôn thay đổi theo mỗi sắc độ của thời gian và theo các góc nhìn. Tiềm ẩn bên trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động thiên cung, hang đầu gỗ… mà chỉ ít phút nữa thôi là các bạn sẽ được chiêm ngưỡng tận mắt. Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô, tùng áng. Cùng với hàng nghìn loài động thực vật phong phú và quý hiếm, với những giá trị đặc biệt về địa mạo địa chất như vậy Vịnh Hạ Long đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới hai lần ,lần một năm 1994 và lần hai năm 2000. tàu đã cập bến động thiên cung, mời các bạn lên thăm quan động, ban đầu động này chưa có tên là động thiên cung mà những người dân nơi đây gọi nó là vú chị vú em bởi trong động có hai vú đá màu son, một to ,một nhỏ trông giống như hai bầu vú của chị và em.
Như các bạn nhìn thấy cửa hang có hình gần tròn , lúc mới phát hiện có đường kính 1.05m cách mép nước chừng 40m , động này đã có người tham quan từ rất lâu , nhưng trong một thời gian dài cho đến năm 1995, động thiên cung bị lãng quên và cửa động bị cây cối rậm rạp che phủ kín. Sau khi Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới thì đã dấy lên phong trào tìm kiếm hang động trong Vịnh, những người trong ban quản lý hang đầu gỗ đã tìm thấy động thiên cung. Động có tiết dện hình chữ nhật rộng khoảng 25m cao trên 20m , mời các bạn nhìn lên trần động các bạn sẽ nhìn thấy những hình ảnh tuyệt đẹp trông giống như cảnh nơi thượng giới , kia là hình ảnh ngọc hoàng, thiên lôi, nam tào, bắc đẩu. mời các bạn nhìn sang phía bên này các nhũ đá ở đây lại trông giống như những nàng tiên nữ xiêm y lộng lẫy đang say sưa múa hát , lơ lửng trên trần động kia là hình ảnh chiếc gậy đá thần diệu của tôn ngộ không. Tất cả những hình ấy tựa như quang cảnh chốn thiên cung thần bí, chính vì vậy mà người ta đặt tên cho động này là động thiên cung thay cho tên gọi vú chị vú em như ban đầu. mời quý khách nhìn theo tay tôi chỉ , tai vách động phía bắc có một cột thạch nhũ trắng xanh, giống hình cô gái khỏa thân , bởi vậy những người mới tìm ra động thiên cung đã dặt cho nó một cái tên khác là động bạch tuyết , ở phía bên kia nhũ đá lại trông giống như những chú voi tinh nghịch đang công kênh nhau hoặc hình ảnh của một chú ngựa đang phi nước đại. chúng ta vừa mới tìm hiểu về động thiên cung, bây giờ mời các bạn cùng tôi sang thăm hang đầu gỗ, đây là một trong những hang động đẹp nhất Hạ Long

BÀI THUYẾT MINH VỀ HÀ NỘI – HẠ LONG

. Hang đầu gỗ cách động thiên cung 120m, chúng ta có thể đi bộ sang, hang đầu gỗ mở trong lòng một ngọn núi có cùng tên cao189m so với mực nước biển ,như các bạn nhìn thấy cửa hang trông rất giống hình một con sao biển. chúng ta phải leo qua 90 bậc đá xếp thì mới lên được cửa hang, hang đầu gỗ hay còn gọi là hang dấu gỗ gắn liền với một câu chuyện lịch sử, theo nhân dân trong vùng kể lại để chuẩn bị cho trận phục kích giặc nguyen mông trên sông bạch đằng năm 1288 ,trần hưng đạo đã cho người đẵn gỗ lim ,táu trên rừng đẽo thành những cọc nhọn giấu trong hang để cắm xuống sông bạch đằng tạo thành chướng ngại vật ngăn bước tiến quân thù. Hang đầu gỗ còn là nơi giấu quân của tướng trần khánh dư trong trận phục kích đoàn thuyền lương của giặc do tướng trương văn hổ cầm đầu vào năm 1287. cũng có thuyết cho rằng cái tên hang đầu gỗ xuất hiện bởi những người dân trong vùng đặt cho, những người dân đi biển gặp những hôm trời mưa to gió lớn , biển nổi bão đã vào hang đầu gỗ trú chân, họ đốt lửa sưởi những thanh gỗ không cháy hết đã để lại những đầu mẩu gỗ sót lại trong hang và người dân đã gọi hang là hang đầu gỗ.
Nếu như các bạn vừa được chiêm ngưỡng những hình ảnh tráng lệ lộng lẫy của các măng đá nhũ đá của động thiên cung thì hình ảnh tại hang đầu gỗ lại hoàn toàn khác hẳn, một khung cảnh khác được mở ra với những đường nét rêu phong cổ kính . hang đầu gỗ được chia làm ba ngăn, ngăn ngoài là một lòng chảo lớn thoạt nhìn trông giống như một sân khấu vũ kịch ngăn này có sức chứa có thể lên tới ba, bốn nghìn người ,đây là ngăn có nhiều măng đá nhũ đá với nhiều màu sắc khác nhau. Mời quý khách nhìn theo tay tôi chỉ, ở vách hang phía đông thẳng đứng phía đông thẳng đứng nước thấm từ trần hang xuống tạo thành những đường nét uyển chuyển với màu sắc xanh, nâu, vàng rực rỡ trông giống như một bức tranh sơn dầu đang vẽ dở. còn ở vách hang phía tây kia, dưới đáy ngăn là hàng loạt các măng đá lớn, nhỏ khác nhau, cái này thì trông giống như con rùa, măng đá này thì trông giống như con voi, kia lại là hình ảnh của con nghê con hổ. trông những nhũ đá ấy dễ tạo cho chúng ta cảm giác như là sự hội tụ của những sinh vật hóa đá. Còn trụ đá thẳng đứng vút lên giữa hang kia là hình một vị la hán mặc áo thụng cầm chiếc gậy đá nét mặt tươi vui như đón chào mọi người tới thăm. Mời các bạn vào thăm hang thứ hai, ngay cửa ngăn có một khối đá tròn cao, màu trắng trong ,khi có ánh đèn chiếu vào khối đá này bỗng rực lên phản chiếu lại luồng óng ánh như kim cương rất đẹp , những nhũ đá măng đá trong ngăn này có hình dáng phảng phất của tháp chàm cổ kính ở miền trung. Còn đây là ngăn trong cùng của hang ngăn này đẹp hơn hai ngăn ngoài, nhưng các măng đá nhũ đá tựa như những khối điêu khắc có đường nét cực kỳ tinh xảo , ngăn này được thắt lại với chiếc giếng tròn quanh năm tràn trề nước ngọt. thưa các bạn sinh viên thân mến, sự đa dạng của các măng đá nhũ đá làm cho hang đầu gỗ trở thành hang đảo đẹp nổi tiếng của Hạ Long, người pháp đã gọi hang đầu gỗ là động của các kỳ quan, và tôi cũng xin thông báo với các bạn buổi thăm quan Vịnh Hạ Long trong tuyến “động thiên cung- hang đầu gỗ” của chúng ta kết thúc tại đây, hy vọng sau chuyến thăm quan này các bạn càng hiểu thêm về giá trị to lớn của di sản thiên nhiên này, có thêm nhiều kiến thức mới phục vụ cho công việc học tập của các bạn cũng như thêm yêu quý và trân trọng những thắng cảnh của đất nước. bây giờ xin mời các bạn chúng ta cùng đi ra cầu tàu và lên tàu trở về khách sạn, chúng ta cùng chào và hẹn gặp lại Hạ Long, động thiên cung, hang đầu gỗ trong những chuyến đi tiếp theo.

BÀI THUYẾT MINH VỀ HÀ NỘI – HẠ LONG

Các bạn sinh viên lớp c5g3 thân mến xe của chúng ta đang lăn bánh trên những con đường quen thuộc của Hà Nội và chi ít phút nữa thôi chúng ta sẽ phải chia tay nhau, kết thúc chương trình thăm quan Hà Nội- Hạ Long- Hà Nội 2 ngày một đêm, chắc hẳn các bạn cũng đang có tâm trạng như tôi dù đã rời Hạ Long nhưng vẫn còn vương vấn về cảnh đẹp của di sản thiên nhiên 2 lần được thế giới công nhận, trong thời gian ngắn ngủi lam hướng dẫn viên cho đoàn của chúng ta các bạn đã để lại trong tâm trí tôi rất nhiều những kỷ niệm đẹp,khó quên và tôi hy vọng các bạn cũng có nhiều kỷ niệm đẹp khó quên trong chuyến đi này . thưa các bạn trong quá trình thực hiện chương trình du lịch chắc hẳn không tránh khỏi những sơ xuất, tôi rất mong được sự thông cảm từ các bạn và trong tương lai nếu có cơ hội được hướng dẫn cho đoàn tôi chắc chắn sẽ phục vụ tốt hơn nữa. một lần nữa thay mặt cho công ty du lịch ánh dương tôi chúc các bạn sau chuyến tham có sức khỏe dồi dào học tập tốt và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. thưa các bạn ! hiện nay công ty chúng tôi đang có một số chương trình du lịch mới rất hấp dẫn và đặc biệt, chúng tôi có chính sách ưu đãi đặc biệt cho khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi đó là giảm 10 phần trăm cho tất cả các dịch vụ đăng ký, tôi xin gửi quý khách một số tập gấp trong đó có các chương trình du lịch mới và chương trình khuyến mại tôi vừa nêu và nếu cần biết thêm thông tin xin mời quý khách hãy thông tin cho chúng tôi bằng điện thoại hoặc email, tôi hy vọng rằng sẽ được phục vụ quý khách trong các chương trình sau. Xin tạm biệt quý khách và hẹn gặp lại!
—————————————————————-

Thuyết Minh Về Tỉnh Quảng Ninh

Bài thuyết minh về tỉnh Quảng Ninh sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin thú vị để tìm hiểu về nét đặc trưng riêng có của vùng đất này.

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, phía tây dựa lưng vào núi rừng trùng điệp, phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, TX Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, TP Móng Cái.

Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và TP Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250km.

Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. Quảng Ninh có nhiều Khu kinh tế, Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc và các nước trong khu vực.

Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có danh thắng nổi tiếng là vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo. Vịnh Hạ Long là địa điêm du lịch lý tưởng của Quảng Ninh cũng như miền bắc Việt Nam.

Quảng Ninh có hơn 600 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật… gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của quốc gia như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, khu di tích Nhà Trần… Quảng Ninh có hàng trăm di sản văn hoá phi vật thể, trong đó có 4 di sản đã được đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, gồm: Nghi lễ then cổ của người Tày (Bình Liêu), hát nhà tơ – hát (múa) cửa đình, lễ hội đền Cửa Ông (Cẩm Phả), lễ hội miếu Tiên Công (Quảng Yên).

Không chỉ có truyền thống lịch sử hào hùng cùng những nét đẹp trong văn hóa, Quảng Ninh còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều cảnh đẹp như vịnh Hạ Long, đảo Cô Tô, Quan Lạn, Bình Liêu… Với những kiến tạo tuyệt vời của tạo hóa, vịnh Hạ Long đã thực sự trở thành một điểm đến được yêu thích trên bản đồ du lịch thế giới và có thể chinh phục mọi du khách.

Giới Thiệu Về Du Lịch Quảng Ninh

Những thông tin giới thiệu về du lịch Quảng Ninh dưới đây sẽ đưa bạn đọc tìm hiểu những địa điểm nổi tiếng trên bản đồ du lịch địa phương. Tham khảo bài thuyết minh về du lịch Quảng Ninh dưới đây:

Quảng Ninh được đánh giá là một trong những vùng đất có nguồn tài nguyên du lịch nổi bật và đặc sắc nhất cả nước.

Nơi đây, không chỉ có Vịnh Hạ Long, di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới, khu di tích danh thắng Yên Tử nổi tiếng, mỗi năm thu hút hàng triệu khách đến tham quan mà Quảng Ninh còn có hơn 600 di tích, lịch sử, danh lam thắng cảnh khác. Chính nhờ những lợi thế này, trong những năm qua, ngành công nghiệp không khói của tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Quảng Ninh đang phấn đấu trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia.

Phải khẳng định rằng, một trong những thế mạnh lớn nhất của du lịch Quảng Ninh đó chính là du lịch biển đảo. Với một dải bờ biển dài hơn 250km, thiên nhiên đã tạo cho Quảng Ninh một hệ thống tài nguyên du lịch biển liên hoàn nối liền Vịnh Hạ Long với Vịnh Bái Tử Long, Vườn Quốc gia Bái Tử Long, đảo Cô Tô, Trà Cổ, Vĩnh Thực… Ngoài Vịnh Hạ Long, điểm du lịch nổi tiếng của du lịch Quảng Ninh đang thu hút hàng triệu du khách quốc tế đến tham quan mỗi năm, thì các điểm du lịch tại các khu du lịch biển khác như: Vân Đồn, Cô Tô, các đảo trên Vịnh Bái Tử Long… cũng đang trở thành những điểm đến hấp dẫn của rất nhiều du khách.

Bởi các địa danh này có những ưu thế đặc biệt như không gian thoáng rộng, còn hoang sơ, chưa bị nhiều áp lực về môi trường, nổi bật với những bãi biển đẹp như: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng (Vân Đồn), Hồng Vàn, Vàn Chảy (Cô Tô)… rất thích hợp cho việc phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển. Không chỉ có các bãi biển đẹp mà hệ thống các tuyến đảo trên biển còn được thiên nhiên ưu đãi những cánh rừng nguyên sinh rất đẹp, hệ sinh thái, động thực vật vô cùng phong phú với nhiều loài hải sản quý hiếm có thể phát triển các loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm, ẩm thực…

Cùng với du lịch biển đảo, du lịch văn hoá tâm linh cũng là một trong những thế mạnh của du lịch Quảng Ninh. Hiện nay Quảng Ninh đang sở hữu hơn 600 di tích lịch sử – văn hoá các loại. Trong đó, có những di tích – danh lam thắng cảnh được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt có giá trị khai thác phục vụ phát triển du lịch như: Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử, di tích lịch sử Bạch Đằng và khu di tích lịch sử văn hoá nhà Trần tại Đông Triều. Trong đó, khu di tích Yên Tử là một trong những điểm nhấn của du lịch văn hoá tâm linh. Mỗi năm, vào mùa lễ hội, điểm đến này thu hút khoảng 2 triệu lượt khách đến tham quan.

Ngoài khu di tích Yên Tử ra, các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng khác như: Đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả), chùa Long Tiên, đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn (TP Hạ Long), chùa Cái Bầu – Thiền Viện Trúc lâm Giác tâm (Vân Đồn)… cũng là những điểm thu hút du khách thập phương đến tham quan du lịch. Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh còn rất nhiều điểm di tích lịch sử văn hoá có giá trị khác như: Chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều), đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, đình Phong Cốc (TX Quảng Yên), chùa Xuân Lan, đình Xã Tắc (TP Móng Cái)… chưa thực sự thu hút được nhiều du khách đến tham quan.

Du lịch không chỉ là đi chơi mà còn là thưởng ngoạn cảnh quan, trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm giá trị văn hoá các vùng, miền. Và Quảnh Ninh là một trong những vùng đất để lại nhiều ấn tượng đối với du khách trong và ngoài nước.

Giới Thiệu Về Thành Phố Móng Cái

Tham khảo bài giới thiệu về thành phố Móng Cái và cùng khám phá về địa danh nơi bắt đầu đường biên giới trên biển phía bắc của đất nước.

Thành phố Móng Cái nằm ở phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh, ở phía tây và tây bắc giáp huyện Hải Hà, phía đông bắc giáp huyện Đông Hưng thuộc địa cấp thị Phòng Thành Cảng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Thành phố Móng Cái cách thủ đô Hà Nội 316 km về phía đông bắc, cách thành phố Uông Bí 193 km về phía bắc, cách thành phố Hạ Long 160 km về phía bắc và cách thành phố Cẩm Phả 123 km về phía bắc

Địa hình thành phố Móng Cái ở phía bắc là đồi núi, địa hình thoải dần ra biển với có 50 km đường bờ biển. Địa hình có dạng đồi núi, trung du và ven biển, bị chia cắt khá phức tạp, hình thành 3 vùng rõ rệt là vùng núi cao phía Bắc, vùng trung du ven biển và vùng hải đảo. Móng Cái có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của biển nên nóng ẩm và mưa nhiều. Móng Cái có ba con sông chính là Sông Ka Long, Sông Tràng Vinh và sông Pạt Cạp.

Móng Cái là thành phố cửa khẩu nằm dọc theo bờ biển, hầu hết dân cư sinh sống dọc theo đới bờ, trên hạ lưu các con sông. Đất đai ở đây được chia thành 10 nhóm đất chính gồm có đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất có tầng sét, đất xám, đất nâu tím, đất vàng đỏ, đất tầng mỏng, đất nhân tác.

 

Móng Cái có khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, là một trong những khu kinh tế lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh được đặt mục tiêu làm bàn đạp để phát triển kinh tế – xã hội cho tỉnh Quảng Ninh. Thành phố Móng Cái nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt – Trung”, “Một vành đai, một con đường”. Nhờ đó, lượng du khách đến với thành phố ngày một tăng, trong đó có khách du lịch nội địa và cả du khách quốc tế.

Những năm qua, thành phố Móng Cái đã đón lượng lớn khách du lịch nội địa và quốc tế đến từ các tỉnh, thành trong cả nước và lượng khách quốc tế từ Trung Quốc sang. Ngoài tham quan danh lam thắng cảnh, văn hóa, trải nghiệm các dịch vụ, vui chơi và nghỉ dưỡng tại bãi biển Trà Cổ, du khách còn có mục đích là mua hàng hóa từ chợ cửa khẩu đầu mối Móng Cái và chợ vùng biên giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trước hết, nói đến du lịch thành phố Móng Cái có thể nhắc ngay đến sản phẩm du lịch xuất ngoại gắn với đô thị; Du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng; Du lịch văn hóa tâm linh. Tuy nhiên, trong bài viết này, tác giả đề cập tới một số loại hình du lịch đặc trưng nữa đó là Du lịch mua sắm, ẩm thực. Du lịch nông nghiệp, sinh thái; Tất cả những sản phẩm du lịch trên đều gắn kết chặt chẽ với du lịch vùng biên giới.

Thành phố Móng Cái được đánh giá là địa phương có vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, chiến lược và đối ngoại đặc biệt quan trọng, có khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái được xác định là 1 trong 4 trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh. Với tiềm năng và thế mạnh đó, thành phố Móng Cái đã có những cách làm sáng tạo và chủ động trong việc phát triển sản phẩm du lịch vùng biên là một trong những đặc trưng của mảnh đất nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc.

Giới Thiệu Về Thành Phố Hạ Long

Đón đọc bài giới thiệu về thành phố Hạ Long dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cụ thể về địa danh này.

Thành phố Hạ Long là một trong 04 thành phố của tỉnh Quảng Ninh và là thủ phủ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, thương mại, dịch vụ của tỉnh Quảng Ninh với Vịnh Hạ Long, được Unesco nhiều lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. Hạ Long có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Bắc Việt Nam, gần 2 đô thị lớn là Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tương đối gần biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Với vị trí gần các trung tâm dân cư lớn của khu vực phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, cùng với 2 vùng phát triển chiến lược khác là Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái và Khu kinh tế Vân Đồn, đường bờ biển trải dài trên Vịnh Bắc Bộ, Hạ Long có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong quan hệ thương mại và đảm bảo quốc phòng an ninh; có điều kiện thuận lợi để phát triển thành một trung tâm du lịch, đầu mối về công nghiệp, thương mại và giao thông vận tải dọc hành lang kinh tế ASEAN – Việt Nam – Trung Quốc.

Do lợi thế có vịnh Hạ Long 2 lần được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Với tổng diện tích 1.553km2 bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được Thế giới công nhận có diện tích 434km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông). Với nhiều hang động đẹp và huyền ảo như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt, Đầu Gỗ, Thiên Cung, Tam Cung, Mê Cung đã đưa danh tiếng của vịnh Hạ Long là một trong những điểm du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới…

Bên cạnh đó, vùng biển Hạ Long cũng rất phong phú về các loại động vật và thực vật dưới nước. Theo nghiên cứu có 950 loài cá, 500 loài động vật thân mềm và 400 loài giáp xác, trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá nhụ, cá song, cá hồi, cá tráp, cá chim và tôm, cua, mực, ngọc trai, bào ngư, sò huyết… 117 loài san hô thuộc 40 họ, 12 nhóm.

ác món ăn ở Hạ Long chủ yếu được chế biến từ hải sản nhưng theo những phương pháp truyền thống của dân miền biển và bằng những loài hải sản độc đáo mà nhiều người còn chưa được nhìn thấy bao giờ. Ví dụ như ngán là một loài nhuyễn thể chỉ sống ở Quảng Ninh. Ngán rất bổ dưỡng và chế biến được nhiều món ăn ngon khác nhau như ngán luộc, ngán nướng, gỏi ngán, cháo ngán, bún ngán. Mỗi món ngán được chế biến theo những cách khác nhau lại có hương vị riêng.

Ngoài ra còn rất nhiều đặc sản khác mà du khách không thể bỏ qua khi đến Hạ Long như: chả mực (ăn với xôi, bánh cuốn), canh hà, cà sáy (cà sáy là con vịt lai ngan), sam Hạ Long, sò huyết, ruốc (Ruốc lỗ là một loài thuộc họ bạch tuộc nhưng chỉ nhỏ bằng ngón chân cái đứa trẻ), tu hài, tôm hùm, bề bề, sá sùng, cù kỳ (cù kỳ là một loại cua biển có hai càng rất to, chân có nhiều lông, thịt chắc và rất thơm), ghẹ, hàu, mực… Ngoài ra khi đến Hạ Long, nếu bạn không thưởng thức 1 bát bún tôm tại đây thì thật là tiếc.

Đến nay thành phố Hạ Long đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên các mặt kinh tế – xã hội với tốc độ đô thị hóa nhanh, bộ mặt đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ đã có sự thay đổi nhanh chóng, đồng bộ và hiện đại, là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh.

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Quảng Ninh

Với đề văn yêu cầu thuyết minh về danh lam thắng cảnh Quảng Ninh, các em học sinh có thể tham khảo những gợi ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Quảng Ninh giới thiệu về vịnh Hạ Long như sau:

Vịnh Hạ Long sở hữu những giá trị thẩm mỹ và địa chất địa mạo nổi trội, được UNESCO nhiều lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Từ lâu, Vịnh Hạ Long đã trở thành một điểm đến hấp dẫn tầm cỡ quốc tế. Nhiều du khách trong nước và quốc tế mong muốn ít nhất một lần trong đời được chiêm ngưỡng kỳ quan thiên nhiên tuyệt mỹ này.

Theo các nhà khoa học, vùng Hạ Long và vùng rìa bờ, đảo phụ cận của vịnh, bao gồm nhiều hệ tầng trầm tích lục nguyên và cacbonat, có tuổi từ nguyên đại Cổ sinh đến Tân sinh. Nhiều hệ tầng trầm tích ở khu vực này chứa đựng các vết tích cổ sinh vật dưới các dạng hoá thạch khác nhau, trong đó có những nhóm ngành động, thực vật đã tuyệt diệt hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn trên trái đất.

Lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long, như hiện biết, được mở ra từ khoảng gần 500 triệu năm trước đây, với những hoàn cảnh cổ địa lý hết sức khác nhau và khá phức tạp. Sự hiện diện của vịnh và những hòn đảo trên vịnh là những minh chứng độc đáo về lịch sử phát triển của trái đất, bao gồm đặc điểm địa chất và quá trình vận động, phát triển liên tục của dạng địa hình Karst, hệ Fengcong và Fengling.

Địa hình đặc biệt của vịnh Hạ Long có liên quan chặt chẽ tới lịch sử khí hậu và quá trình vận động kiến tạo của trái đất. Những hòn đảo ở đây là mẫu hình khá lý tưởng về Karst hình thành trong điều kiện nhiệt đới, ẩm. Toàn bộ khu vực Vịnh Hạ Long là một cảnh quan Karst qua nhiều triệu năm, với các tháp Karst hình chóp, hình tháp, bị bào mòn, tạo nên cảnh đẹp nổi bật, độc đáo toàn thế giới. Thạch nhũ trong hang động trong khu Vịnh có tuổi trẻ hơn các hang động. Nước mưa theo các khe nứt trên trần hang động và vách chảy xuống, trên đường đi chúng hoà tan, bào mòn đá vôi và lắng đọng thành nhũ đá ở trần, măng đá ở nền…

Hàng ngàn hòn đảo, hàng chục hang động đẹp đã tạo nên giá trị thẩm mỹ của Vịnh. Vẻ đẹp của Hạ Long được tạo nên từ 3 yếu tố: đá, nước và bầu trời. Hệ thống đảo đá ở Hạ Long muôn hình vạn trạng quyện với trời biển, tạo ra một bức tranh thủy mặc. Phía trong những đảo đá lớn lại hấp dẫn bởi những hang động đẹp đẽ, kỳ lạ. Hang Đầu Gỗ gợi cảm giác choáng ngợp, với những nhũ đá muôn hình dáng vẻ.

Động Thiên Cung như một đền đài hoành tráng, mỹ lệ. Hang Bồ Nâu có cửa uốn vòng cung, với vô số nhũ đá buông xuống mềm mại như cành liễu. Hang Sửng Sốt đẹp đến bất ngờ, với nhũ đá mang hình hài của gà rừng, cóc, rồng, thác nước, cùng với nhiều hình hài khác, như mở ra một thế giới cổ tích. Những hang động như Tam Cung, Trinh Nữ, Ba Hang, Tiên Long,… mỗi hang có những vẻ đẹp độc đáo, kỳ thú.

Nguyễn Trãi, khi qua Vịnh Hạ Long đã viết:

“Đường đến Vân Đồn lắm núi sao,
Kỳ quan đất dựng giữa trời cao.
Biển cả mênh mông trăm sông đổ vào,
Núi non la liệt như quân cờ, tiếp trời xanh biếc…”.

Lịch sử kiến tạo của vịnh Hạ Long đã trải qua những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau, nhiều lần tạo sơn, biển thoái, sụt chìm, biển tiến… Địa hình Karst của vịnh Hạ Long có ý nghĩa toàn cầu và có tính chất nền tảng cho khoa học địa mạo. Môi trường địa chất còn là nền tảng phát sinh các giá trị khác của vịnh, như đa dạng sinh học, văn hóa khảo cổ và các giá trị nhân văn khác.

Tổng số loài thực vật sống trên các đảo ở vịnh Hạ Long khoảng trên một nghìn loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau đã được tìm thấy, như các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở cửa hang hay khe đá. Các nhà nghiên cứu của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN) đã phát hiện 7 loài thực vật đặc hữu của vịnh Hạ Long.

Những loài này chỉ thích nghi sống ở các đảo đá vôi của Vịnh Hạ Long, mà không nơi nào trên thế giới có được, đó là: thiên tuế Hạ Long, khổ cử đại tím, cọ Hạ Long, khổ cử đại nhung, móng tai Hạ Long, ngũ gia bì Hạ Long, hài vệ nữ hoa vàng. Theo thống kê, hệ sinh thái rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới ở Hạ Long, Bái Tử Long có: 477 loài mộc lan, 12 loài dương xỉ và 20 loài thực vật ngập mặn; đối với động vật cũng đã thống kê được 4 loài lưỡng cư, 10 loài bò sát, 40 loài chim và 14 loài thú.

Di chỉ Cái Bèo là một trong những bằng chứng đầu tiên để có thể khẳng định, tổ tiên của người Việt cổ, từ rất sớm đã đương đầu với biển khơi và đã phát triển ở đây một nền văn hóa rực rỡ, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố, sắc thái khác biệt vào một dòng văn hóa truyền thống rất lâu đời trong khu vực Việt Nam và Đông Nam Á: dòng văn hóa Cuội. Về phương thức cư trú và sinh sống của người Cái Bèo, ngoài săn bắt hái lượm, đã có thêm khai thác biển.

Hiện nay, vịnh Hạ Long còn là một khu vực phát triển năng động, có tiềm năng lớn về du lịch, nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có ở khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung. Từ hơn 500 năm về trước, trong bài thơ “Lộ nhập Vân Đồn”, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là “Kỳ quan đá dựng giữa trời cao”. Cùng với vịnh Nha Trang của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất trên thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003.

Vịnh Hạ Long là khu vực có giá trị nổi bật toàn cầu, tiêu biểu nhất là các giá trị về thẩm mỹ, khoa học, lịch sử, khảo cổ… Năm 1962, khu vực vịnh Hạ Long được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia. Năm 1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ và được tái công nhận lần thứ 2, với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất – địa mạo vào năm 2000.

Vịnh Hạ Long xinh đẹp biến hóa diệu kỳ với nét đẹp lộng lẫy mỗi sớm bình minh, rực rỡ buổi hoàng hôn, huyền ảo vào đêm trăng sáng dát bạc mặt biển hay ngày đông mù sương… Mỗi mùa, vịnh Hạ Long lại mang nét quyến rũ riêng nên thu hút rất nhiều du khách thập phương ở trong và ngoài nước đến đây quanh năm.

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Quảng Ninh

Khu di tích nhà Trần là một điểm đến hấp dẫn để du khách tìm hiểu về những trang sử hào hùng của dân tộc. Bài thuyết minh về di tích lịch sử ở Quảng Ninh dưới đây sẽ đưa bạn đọc trải nghiệm và khám phá địa danh này.

Nằm ở phía nam dãy núi Đông Triều, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần là quần thể di tích lăng mộ, đền, chùa, am tháp với 14 di tích trải rộng trên 2.206ha thuộc địa bàn 4 xã: An Sinh, Bình Khê, Thủy An và Tràng An. Quần thể di tích này đã tạo ra vùng “thánh địa” mang đậm yếu tố lịch sử, văn hóa đặc sắc của vương triều nhà Trần.

Nhà Trần là một trong những triều đại vang danh bậc nhất trong lịch sử dựng nước, giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc ta. Các di tích lịch sử về nhà Trần có ở khá nhiều nơi, nhưng không ở đâu phong phú, đặc biệt và còn nhiều dấu tích dưới lòng đất như ở Đông Triều. Theo thư tịch, bia ký và ghi chép của sử cũ, đất An Sinh xưa (nay thuộc Đông Triều) là quê gốc của nhà Trần, sau tổ tiên dời xuống vùng đất Long Hưng (Thái Bình), Tức Mặc (Nam Định) sinh sống. Do vậy, nhà Trần đã chọn vùng đất này để xây dựng lăng mộ cho các vị hoàng đế sau khi băng hà.

Hệ thống lăng tẩm các vua Trần gồm 7 lăng: Lăng Tư Phúc là nơi thờ thần vị các vua Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông, Thái Lăng là lăng vua Trần Anh Tông và hoàng hậu Thuận Thánh, Mục Lăng là lăng vua Trần Minh Tông, Ngải Sơn Lăng (hay An Lăng) của vua Trần Hiến Tông, Phụ Sơn Lăng của vua Trần Dụ Tông, Nguyên Lăng của vua Trần Nghệ Tông và Hy Lăng của vua Trần Duệ Tông. Đông Triều có một hệ thống chùa tháp dày đặc, phân bố rộng khắp từ vùng núi cao đến đồng bằng, 3 trong số các chùa tháp đó nằm trong Khu di tích Quốc gia đặc biệt gồm: Chùa-am Ngọa Vân, chùa Quỳnh Lâm và chùa Hồ Thiên.

Nằm ở phía Nam dãy núi Đông Triều thuộc địa bàn 4 xã An Sinh, Bình Khê, Thuỷ An và Tràng An, Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần là quần thể di tích lăng mộ, đền, chùa, am tháp với 14 di tích trải rộng. Đây là vùng thánh địa linh thiêng mang đậm yếu tố lịch sử, văn hoá đặc sắc, nơi quê gốc nhà Trần. Đến với khu di tích đặc biệt này, bạn có thể tham quan chùa Ngoạ Vân toạ lạc trên một địa thế đẹp trên cả phương diện cảnh quan và phương diện phong thuỷ, có tả thanh long, hữu bạch hổ, sau có chẩm, trước có án, xa hơn là trường lưu thuỷ.

Nơi đây có Ngoạ Vân am cổ kính là nơi Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hoá Phật. Hay đến thăm Phật Hoàng Tháp, một trong 7 địa điểm lưu giữ xá lị của Ngài sau khi hoả thiêu. Cùng với chùa Ngoạ Vân, một địa điểm nữa liên quan trực tiếp đến sự phát triển của tông phái Trúc Lâm, đó là Chùa Hồ Thiên trên núi Phật Sơn, nơi Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông đăng đàn, thuyết pháp. Trên chùa có ngọn tháp đá 7 tầng mà đến nay kiến trúc của ngôi tháp vẫn là bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu.

Một trong những điểm nhấn của khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần đó là Đền Sinh – nơi thờ 8 vua Trần đặt lăng, mộ tại xã An Sinh. Đền và lăng, mộ 8 vua Trần là trung tâm có tính chất văn hoá tiêu biểu của nước Đại Việt thời Trần. Lăng mộ vua Trần Anh Tông, vua thứ 4 đời Trần là lăng vua đầu tiên xây năm 1320 trên quê gốc Đông Triều.

Hay vãn cảnh chùa Quỳnh Lâm được xây dựng từ thời Lý, chùa được xây dựng ở thế đất “rồng chầu, hổ phục”. Thế kỷ XIV, chùa Quỳnh Lâm là nơi đào tạo tăng tài lớn nhất của Thiền phái Trúc Lâm thế kỷ XIV. Vườn tháp chùa Quỳnh Lâm và tháp đá mộ các thiền sư có kiến trúc độc đáo, một di sản văn hoá tiêu biểu không chỉ của tỉnh Quảng Ninh mà là của Việt Nam.

Bên cạnh giá trị về kiến trúc, Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều còn lưu giữ khá nhiều di vật, cổ vật có giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học, gồm: bia đá, chân tảng đá, gạch, ngói trang trí, đồ gốm các loại, tháp đá, tượng voi, ngựa… Ngoài ra, Khu di tích còn là nơi lưu giữ và duy trì nhiều sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo gắn với lịch sử vùng đất, tiêu biểu là lễ hội đền An Sinh, lễ hội chùa Quỳnh Lâm và chùa – quán Ngọc Thanh…

Trong những năm qua, khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Để bảo tồn và phát huy, huyện Đông Triều đã có những nỗ lực trong việc tuyên truyền, quảng bá giá trị đặc biệt, độc đáo của khu di tích. Đây sẽ là nơi du lịch tâm linh, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, góp phần tuyên truyền, cổ vũ động viên, giáo dục lòng yêu nước, tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc.

Bài Thuyết Minh Về Bảo Tàng Quảng Ninh

Tham khảo bài thuyết minh về bảo tàng Quảng Ninh dưới đây với cách diễn đạt hay giúp các em học sinh có thể viết đoạn văn thuyết minh về bảo tàng Quảng Ninh và hoàn thành tốt bài kiểm tra viết trên lớp.

Trong suy nghĩ của nhiều người, bảo tàng là điểm đến khá khô khan và thường chỉ ghé thăm, quan sát một chút cho biết. Thế nhưng suy nghĩ đó lại không hề đúng với Bảo tàng Quảng Ninh. Nhiều du khách có dịp đến tham quan, trải nghiệm tại Bảo tàng Quảng Ninh đã đánh giá nơi đây thực sự thú vị và hấp dẫn.

Bảo tàng Quảng Ninh là công trình kiến trúc – nghệ thuật độc đáo của tỉnh, là địa chỉ tham quan du lịch, học tập không thể thiếu dành cho người dân và du khách. Được khánh thành vào tháng 10/2013, toàn bộ không gian trưng bày của Bảo tàng đem đến cho khách tham quan một cái nhìn đầy đủ nhất về vùng đất và con người Quảng Ninh.

Bảo tàng Quảng Ninh nằm trong cụm công trình Bảo tàng – Thư viện ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long) bên bờ Di sản – Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Thiết kế công trình có giá trị hơn 900 tỷ đồng này của kiến trúc sư người Tây Ban Nha Salvador Perez Arroyo đã giúp Bảo tàng – Thư viện Quảng Ninh đoạt giải Công trình của năm 2013 (trang thông tin điện tử Ashui.com của Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam bầu chọn).

Ngay từ bên ngoài, Bảo tàng tạo ấn tượng với du khách bằng lớp vỏ kính màu đen bao bọc tòa nhà như tấm gương khổng lồ phản chiếu hình ảnh biển trời Hạ Long và biểu tượng của ngành công nghiệp Đất mỏ – tảng than nguyên khối nặng 28 tấn, đạt kỷ lục Việt Nam, tọa lạc ngay trước cổng. Bước vào bên trong, du khách càng ấn tượng hơn với thiết kế độc đáo. Trưng bày hiện vật trong không gian của Bảo tàng đã phác họa được những nét đặc trưng về đất và người Quảng Ninh cả về không gian và thời gian, từ quá khứ đến hiện tại.

Nếu như điểm nhấn tại tầng một là các ống núi in hình ảnh Vịnh Hạ Long kết hợp với ánh sáng tạo hiệu ứng nước biển, khiến cho du khách có cảm giác được đi trong lòng Vịnh; thì tầng 2 là khu trưng bày những khảo cổ độc đáo mô phỏng đời sống, hoạt động của ngư dân vùng biển Quảng Ninh với nhiều biến động; đặc biệt, khu vực mô phỏng cuộc chiến chống đế quốc Mỹ của Đệ tứ Chiến khu Đông Triều có thiết kế hết sức tinh tế.

Tầng 3 là không gian ấn tượng dành riêng cho lịch sử hình thành và phát triển của ngành khai thác than nổi tiếng xưa nay của Quảng Ninh. Tiếp đến là nơi trưng bày hình ảnh Bác Hồ về với Đất mỏ đẹp giàu và khen ngợi tinh thần anh dũng của thợ mỏ.

Tại đây, du khách còn được hòa mình vào không gian văn hóa tâm linh của Khu di tích danh thắng Yên Tử và thiền phái Trúc Lâm với mô hình chùa Đồng và nhiều hiện vật cổ quý báu. Màn hình cỡ lớn trình chiếu hình ảnh trực tiếp từ Khu di tích mang đến cho du khách cảm giác đang đứng ở chùa Đồng trên đỉnh non thiêng Yên Tử độ cao 1.068m so với mặt nước biển. Trong khuôn viên Bảo tàng, bạn cũng đừng quên ghé thăm Bảo tàng tranh 3D với những tấm hình 3D hiệu ứng 3 chiều đánh lừa thị giác vui nhộn.

Bảo tàng Quảng Ninh là địa điểm du lịch Hạ Long nổi tiếng được nhiều du khách yêu thích. Nơi đây được xem là trung tâm văn hóa, chứa đựng nhiều giá trị về tinh thần của vùng đất mỏ. Từ một nơi còn mới mẻ vài năm trước đó, Cụm Bảo tàng & Thư viện Quảng Ninh đã trở thành một địa điểm nhất định phải đến mỗi khi bạn đi du lịch Hạ Long – Quảng Ninh. Ai nấy cũng đều thích thú khám phá địa điểm này như thể vừa tìm ra được một kho báu thú vị.

Giới Thiệu Về Vân Đồn Quảng Ninh

Bài giới thiệu về Vân Đồn Quảng Ninh sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh khi muốn tìm hiểu về vùng đất cảng.

Du lịch Vân Đồn Quảng Ninh là một trong những trải nghiệm thú vị khi đến với vùng đất mỏ. Nếu như Cô Tô đã quá nổi tiếng trong ngành du lịch Quảng Ninh thì Vân Đồn còn chứa đựng nhiều ẩn số, hứa hẹn mang đến nhiều điều bất ngờ cho du khách.

Vân Đồn là một huyện đảo miền núi nằm ở vị trí tiền tiêu phía Đông Bắc của Tổ quốc, có hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ với diện tích đất tự nhiên là 551,33km2, chiếm 9,3% diện tích toàn tỉnh Quảng Ninh, phần vùng biển rộng 1.620km2, hợp thành bởi hai quần đảo Cái Bầu (Kế Bào) và Vân Hải. Huyện lỵ là thị trấn Cái Rồng trên đảo Cái Bầu cách thành phố Hạ Long gần 50km, cách Cửa Ông 7km; phía Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà; phía Tây giáp thành phố Cẩm Phả, ranh giới là lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn; phía Đông giáp vùng biển huyện Cô Tô; phía Nam giáp vịnh Hạ Long và vùng biển Cát Bà (Hải Phòng).

Vân Đồn Quảng Ninh sở hữu một lượng lớn các điểm đến với vẻ đẹp hoang sơ, vừa có núi, vừa có biển, vừa có nhiều bãi tắm tuyệt đẹp và các hang động kỳ bí. Ngoài ra, ẩm thực ở Vân Đồn cũng được đánh giá cao cả về độ tươi sống và hàm lượng dinh dưỡng. Dường như du lịch Vân Đồn Quảng Ninh mùa nào cũng đẹp, bởi không chỉ có thời tiết thuận lợi mà Vân Đồn còn có núi non trùng điệp, đẹp tựa như bức tranh thủy mặc cuốn hút vô cùng.

Vân Đồn Quảng Ninh có bãi biển Quan Lạn nằm trong vịnh Bái Tử Long mang vẻ đẹp hoang sơ và không khí trong lành, tinh khiết. Bãi Quan Lạn thuộc địa phận xã đảo Minh Châu và xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn. Đây là một trong những địa điểm du lịch hot nhất của tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây.

Đã đến du lịch Vân Đồn Quảng Ninh thì đừng quên ghé thăm đảo Ngọc Vừng xinh đẹp. Nơi đây sở hữu nhiều bãi biển có khung cảnh tuyệt đẹp, những bãi cát trắng mịn màng, thời tiết dễ chịu và không gian yên bình. Những bãi biển ở đảo Ngọc Vừng chưa được nhiều người biết đến nên đặc biệt thích hợp với những du khách đang tìm kiếm một bãi biển vừa đẹp lại vừa yên tĩnh.

Bãi đá Mặt Trăng hay bãi đá tròn, bãi đá trời… là cái tên đã quá quen thuộc với không ít du khách khi đi du lịch Vân Đồn Quảng Ninh. Bãi đá thuộc địa phận thôn Sơn Hào, xã Quan Lạn với chiều dài gần 1km, rộng hàng trăm mét trải dài từ mép nước đến chân đồi. Nơi đây nổi tiếng với hình ảnh bãi tắm có hàng vạn viên đá nhẵn bóng, hình tròn, hình bầu dục đều đặn giống như mặt trăng, mặt trời.

Sơn Hào là một bãi biển nằm giữa bãi Quan Lạn và bãi Minh Châu. Đây là một bãi biển có địa hình hơi dốc và nước biển khá trong. Tuy nhiên, khi nước biển dâng lên cao thì bãi Sơn Hào bị thu hẹp lại và trở nên khá nhỏ. Do đó, du khách đi du lịch Vân Đồn Quảng Ninh cần lưu ý điều này và lựa chọn thời điểm thích hợp, khi nước biển chưa dâng lên cao để vui chơi và tắm biển ở bãi Sơn Hào.

Chùa Cái Bầu hay Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm là một trong các điểm du lịch tại Vân Đồn được xây dựng trên nền chùa Phúc Linh Tự. Ngôi chùa này có niên đại từ thời Trần, cách hiện tại khoảng hơn 700 năm. Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch tâm linh đẹp nổi tiếng ở đảo Vân Đồn. Tại Vân Đồn còn có đình Quan Lạn là một ngôi đình được xây dựng thể thờ vị tướng thời Trần – Trần Khánh Dư. Đây là vị tướng đã có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông xâm lược. Ngoài ra, đình Quan Lạn còn thờ Dương Không Lộ và Tứ vị thánh nương, những vị thần được người dân địa phương ngưỡng mộ, truyền tụng.

Vân Đồn có những điều kiện du lịch văn hoá, tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, mua sắm… tại các khu Bãi Dài, cảng Cái Rồng, bến cảng Vạn Hoa, đền Cặp Tiên, chùa Cái Bầu; tham quan cảnh quan, hang động, nghiên cứu các giá trị hệ sinh thái biển, rừng kết hợp vui chơi giải trí, thể thao, tắm biển, lễ hội, di tích lịch sử văn hoá tại các xã Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu, Bản Sen, Thắng Lợi, Vườn Quốc gia Bái Tử Long.

Ngoài ra, bạn còn có thể trải nghiệm cảm giác làm ngư dân, khi cùng những người địa phương ra khơi câu mực, câu cá đục mỗi tối… Mỗi sớm mai thức dậy, bạn có thể đi đào sá sùng, sau đó được thưởng thức những món ăn chế biến từ chính thành quả lao động của mình. Vân Đồn có chè Vân, cam Sen và đào nổi tiếng của tỉnh, có nguồn hải sản phong phú cả về số lượng và chủng loại, như: tôm, cá, cua, ghẹ, trai ngọc, sá sùng, bào ngư, ốc bể… (tu hài khá giàu chất dinh dưỡng, trong thịt có chứa 11,63% đạm, 0,42% đường, 1,22% muối khoáng và đặc biệt là 18 loại axit amin, trong đó có một số là những axit amin không thay thế).

Các địa điểm du lịch ở Vân Đồn Quảng Ninh sẽ khiến du khách mê mẩn. Đây là điểm đến hấp dẫn và lý tưởng để du khách giải nhiệt mùa hè.

Thuyết Minh Về Vũng Đục Quảng Ninh

Đón đọc bài thuyết minh về Vũng Đục Quảng Ninh với những ý văn đặc sắc giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng viết.

Nằm bên Vịnh Bái Tử Long xinh đẹp, được bao bọc xung quanh bởi dãy núi Bàn Cờ, Khu du lịch hang động Vũng Đục thuộc địa bàn phường Cẩm Đông, TP Cẩm Phả là địa chỉ du lịch hấp dẫn mà du khách không nên bỏ qua khi có dịp đến tham quan thành phố công nghiệp than này.

Khu du lịch này nằm bên vịnh Bái Tử Long dưới chân núi Bàn Cờ, cách TP Hạ Long 45km về phía Đông Bắc. Đây là một khu du lịch độc đáo mang đậm ý nghĩa về lịch sử – tôn giáo, được liên kết bởi 5 hang động hoành tráng và kì vĩ là động Thiên Đăng – Long Vân – Ngỡ Ngàng – hang Kim Quy – hang Dơi.

Khu du lịch Vũng Đục rộng khoảng 10.000m2 là một quần thể Đền – đài –hang động quy tụ tại núi Bàn Cờ nằm bên bờ Vịnh Bái Tử Long thơ mộng là một cảnh đẹp thuộc phường Cẩm Đông trung tâm thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Ở nơi đây, khoảng một trăm năm trước, những người dân đã dựng lên những ngôi đền thờ Thành Mẫu, cầu cho sóng yên, biển lặng. Những hàng cây đại cổ cạnh lối lên đền là chứng tích thời gian tồn tại của các ngôi đền. Nơi đây còn có Đền thờ và Đài Tưởng niệm những người thợ mỏ yêu nước đã bị thực dân Pháp thủ tiêu dìm xuống vùng biển Vũng Đục trong những năm 1948 – 1949.

Điểm dừng chân đầu tiên của du khách là động Thiên Đăng, cao 46m so với mực nước biển. Động khá rộng với diện tích khoảng 300m2. Đây cũng là điểm dừng du khách có thể chiêm ngưỡng được toàn cảnh Vịnh Bái Tử Long, với các đảo đá nhấp nhô trên mặt nước xanh thẳm. Bên trong động Thiên Đăng là những rèm đá rủ xuống, uốn lượn mềm mại, trông như một sân khấu lớn với các đường nét tinh xảo. Bên trên trần động là các khối thạch nhũ rủ xuống tựa như những chiếc đèn chùm được tạo hình một cách cẩn thận, thi thoảng có những ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào lại càng khiến cho vẻ đẹp bên trong động trở nên thật lung linh.

Điểm dừng tiếp theo là động Long Vân, cao hơn động Thiên Đăng. Bên trong động được chia làm hai nhánh, trên và dưới. Động có nhiều hình thù bằng đá khá thú vị, dưới sự tưởng tượng phong phú và đa dạng của con người, những phiến đá trở thành những loài động vật sống động như con voi, thiên nga, quả chuông, đài sen… Đặc biệt, bên trong động Long Vân có những ô lớn chứa đựng những loại đá non với các kích cỡ khác nhau, mà người dân nơi đây quen gọi là “kho vàng”.

Ra khỏi động Long Vân, đi theo con đường chính, du khách sẽ bước tới hang Kim Quy và động Ngỡ Ngàng. Ở đây, du khách sẽ thấy câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt hiện ra rõ ràng bên trong với hình tượng cây tre trăm đốt và 3 pho tượng ngồi nối tiếp nhau với những hình thù kỳ lạ. Cuối cùng, đi theo con đường thơ mộng, du khách đã đặt chân tới hang Dơi. Đúng như cái tên, hang Dơi hiện nay là nơi sinh sống của khá nhiều loài dơi. Tới đây du khách có thể nghe rất rõ ràng tiếng chít chít của những chú dơi ở đây. Và đây cũng là hang động cuối cùng trong hệ thống hang động ở Vũng Đục.

Một điều khá thuận tiện cho du khách khi đến với khu di tích Vũng Đục, đó là ngay cạnh khu di tích là bến tàu Vũng Đục. Từ đây du khách có thể lên tàu tham quan một số tuyến đảo du lịch trên Vịnh Bái Tử Long như Vườn quốc gia Ba Mùn, đảo Thẻ Vàng, khu du lịch đảo Cống Tây, khu du lịch sinh thái đảo Thẻ Vàng, hoặc các đảo xa hơn như Quan Lạn, Cô Tô,….

Hãy tới tham quan khu du lịch Vũng Đục để đắm chìm trong vẻ đẹp lộng lẫy của các hang động với hình dáng độc đáo bao phủ bởi nhũ đá lung linh, huyền ảo… ở nơi đây.

Thuyết Minh Về Chùa Yên Tử Quảng Ninh

Bài văn mẫu thuyết minh về chùa Yên Tử Quảng Ninh sẽ mang đến cho bạn đọc một không gian thanh tịnh, liêng thiêng của miền đất Phật.

Quảng Ninh được mệnh danh là “Đất tổ Phật giáo Việt Nam” và gắn liền với Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Nhắc đến Quảng Ninh ta không thể không nhắc đến di tích chùa Yên Tử nổi tiếng. Chùa Yên Tử bao gồm một hệ thống các chùa, am, với những giá trị lịch sử lâu đời gắn liền với thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Nơi đây được ví như chốn bồng lai tiên cảnh, là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách thập phương trong và ngoài nước.

Núi Yên Tử (Uông Bí – Quảng Ninh) là một ngọn núi cao và đẹp, nổi tiếng được mệnh danh là “đệ nhất linh sơn” hay “Phật sơn” của nước ta, non thiêng Yên Tử nổi tiếng nhất là quần thể chùa Yên Tử với văn hóa tâm linh và các di tích lịch sử về Phật giáo, Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Dòng chảy lịch sử Phật giáo tại Yên Tử bắt nguồn từ khi vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho vua Trần Anh Tông, với lòng thành hướng về chốn non cao tầm đạo, năm 1299 vua Trần Nhân Tông đến mảnh đất Yên Tử, bắt đầu cuộc sống tu hành theo 12 điều khổ hạnh, cho xây dựng hệ thống các chùa chiền, am, tháp, mỗi chùa lại có những sự tích riêng.

Danh thắng Yên Tử với đỉnh núi cao 1068m so với mực nước biển lên đỉnh núi lúc nào cũng có mây mù bao phủ, lại thêm phong cảnh thiên nhiên hữu tình, đa dạng và phong phú các loài động, thực vật, tiêu biểu có các cây đại thụ như cây tùng cổ 700 tuổi, cây đại cổ, các động vật tiêu biểu như cu li lớn, khỉ mặt đỏ, sơn dương, rồng đất,…Xung quanh quần thể chùa Yên Tử là các di tích và thắng cảnh nổi tiếng như Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Khu di tích lịch sử nhà Trần.

Chúng ta bắt đầu hành trình lên đỉnh Yên Tử tại dòng suối Giải Oan và ngôi chùa Giải Oan, chính Phật Hoàng đã đặt tên Giải Oan nhằm giúp siêu độ cho những cung nữ theo hầu vua đã nhảy xuống suối tự vẫn khi vua không cho theo hầu hạ. Chùa Giải Oan vốn linh thiêng có tiếng, lưng tựa vách núi, mặt hướng ra dòng suối róc rách đêm ngày, đứng dưới chùa Giải Oan nhìn lên sẽ thấy ngọn núi Yên Tử cao vời vợi.

Chùa Hoa Yên được coi là ngôi chùa chính của hệ thống chùa Yên Tử, chùa ở lưng chừng núi, thế rất vững chãi, cảnh trí nơi đây vô cùng tuyệt đẹp với trăm hoa đua nở, những đám mây dường như cũng kết thành những đóa hoa giăng trước cửa chùa. Con đường hành hương lên đỉnh Yên Tử luôn có những bậc đá và hàng cây xanh hai bên đường, hàng Tùng cổ thụ 700 tuổi với rễ bám sâu vào vách núi, tán rộng khổng lồ che rợm đường cho người phật tử.

Vườn tháp trung tâm của chùa Yên Tử là khu Tháp Tổ gồm 64 ngọn tháp và mộ, ngoài ra còn có các am như am Ngự Dược, am Thung là nơi nghiên cứu, bào chế và sản xuất thuốc từ các loại thảo dược trên núi Yên Tử. Đặc biệt nhất là chùa Một Mái nằm ẩn sâu trong hang núi, chỉ phô ra bên ngoài nửa mái, cảnh chùa tĩnh lặng, thanh thoát dường như là một thế giới khác cách xa nơi trần tục. Ngoài các di tích chùa, am, tháp, nơi đây còn có Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử – thiền viện lớn nhất Việt Nam với kiến trúc uy nghiêm, khang trang và bề thế.

Ngôi chùa cao nhất của Yên Tử là chùa Đồng, Phật Hoàng đã chọn nơi đây để tĩnh thiền, toàn bộ kết cấu đều được làm bằng đồng kể cả đồ thờ tự nhằm thích ứng được với khí hậu ẩm ướt quanh năm. Nếu bạn không muốn phải đi bộ đến 6 cây số đường rừng núi gập ghềnh đá để lên đỉnh Yên Tử thì ngày nay bạn có thể đi cáp treo, hệ thống cáp treo hiện đại gồm hai chặng, từ chân núi lên đến chùa Hoa Yên và từ chùa Hoa Yên lên đến chùa Đồng, khi đi bằng cáp treo du khách cũng sẽ được ngắm toàn cảnh vùng núi Yên Tử.

Với ý nghĩa là “Đất tổ Phật giáo Việt Nam”, chùa Yên Tử là một trong những thắng tích Phật giáo được lựa chọn để các đại biểu tham dự lễ Phật đản trên khắp thế giới đến tham quan, chiêm bái. Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm từ ngày mùng 10 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3, mỗi dịp lễ hội thu hút hàng triệu du khách thập phương đến tham quan, lễ bái và cầu an.

Chùa Yên Tử hay quần thể di tích Phật giáo Yên Tử nói chung là một niềm tự hào đối với mỗi người dân Việt Nam, đó là minh chứng cho nét đẹp văn hóa tâm linh của dân tộc ta, về với Yên Tử như được trở về cội nguồn, về miền đất tổ của nền Phật giáo nước nhà.

Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Quảng Ninh

Tham khảo bài thuyết minh về đền Cửa Ông Quảng Ninh và cùng tìm hiểu về một trong những di tích linh thiêng lâu đời gắn liền với đời sống tâm linh của người dân địa phương.

Quảng Ninh thu hút khách du lịch không chỉ bởi vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long mà còn bởi nơi đây có đền Cửa Ông thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (con thứ ba của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn), người có công giữ yên bờ cõi phía Đông Bắc tổ quốc cách đây hơn 600 năm.

Đền Cửa Ông thuộc địa phận phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đền là nơi thờ phụng Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật nổi tiếng thời nhà Trần. Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, con thứ 3 của Trần Hưng Ðạo. Trần Quốc Tảng có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, ông đã cùng binh sỹ đóng quân đồn trú tại Cửa Suốt (tên cũ của Cửa Ông) bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải Đông Bắc tổ quốc.

Đền Cửa Ông không chỉ mang lại giá trị lịch sử to lớn, mà còn có giá trị về nghệ thuật, văn hoá dân tộc đặc sắc. Toàn cảnh khu Đền được bố trí trên các ngọn đồi không cao lắm, đan xen, hài hòa dưới những bóng cây cổ thụ, tạo nên cảnh tĩnh mịch, hùng tráng, hoa mỹ nhưng trang nghiêm… Tất cả được xây bằng các loại vật liệu như: đá đúc, gạch Bát Tràng, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung…Kiến trúc trang trí theo các điển tích: Long, Ly, Quy, Phượng…

Phần trong nhà Đền được sử dụng bằng các loại gỗ bền, chắc, đẹp như: đinh, lim, trắc, gụ…Khung nhà được dựng theo lối: kèo, cầu, dường, trụ…trên đó được khắc hoạ bằng các bức phù điêu, bức trướng, câu đối…và các hoa văn được sơn son, thếp vàng lộng lẫy.v.v…Trước cửa ngôi Đền là vịnh Bái Tử Long, một “rừng” đảo muôn hình, muôn vẻ nổi bật trên nền xanh biếc của nước biển…Nằm trong cảnh rừng, biển, núi non, sơn thuỷ hữu tình, vị trí ngôi Đền đã được người xưa ca tụng: “Nghìn trùng nước biếc buông tay áo. Bốn phía non xanh tạc hoạ đồ”.

Đến với khu di tích đền Cửa Ông, du khách sẽ được tham quan 3 khu vực chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, được phân bố ở ba vị trí khác nhau theo chiều lên cao dần. Đền Hạ nằm ở phía dưới thờ Mẫu; khu đền Thượng gồm đền chính thờ Trần Quốc Tảng, lăng Trần Quốc Tảng, đền Quan Châu, đền Quan Chánh…

Đây là đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông còn lại đến ngày nay. Hiện nay, đền Cửa Ông còn lưu giữ 34 pho tượng lớn nhỏ đã được các nghệ nhân chạm trổ công phu, với tư thế ngồi trong ngai, khám, long đình rất cân đối, mang giá trị nghệ thuật cao…

Hàng năm, khách thập phương đến viếng thăm thắng cảnh Đền Cửa Ông, dưới mái Đền cổ kính, tán cây cổ thụ tĩnh lặng, ai cũng kính cẩn trước các vị Nhân Thần nhà Trần, họ không những ngưỡng mộ nhân tài, khí phách của các vị anh hùng hào kiệt, mà còn nguyện làm việc tốt để xứng đáng với ông cha.

Thuyết Minh Về Đặc Sản Quảng Ninh 

Bài văn thuyết minh về đặc sản Quảng Ninh sẽ giới thiệu đến bạn đọc những món ăn đặc sản hấp dẫn khiến nhiều du khách lưu luyến những hương vị đặc trưng mà không nơi đâu có được.

Có địa hình gồm cả biển và núi, đặc sản Quảng Ninh rất đa dạng và phong phú. Bạn sẽ được thưởng thức các món hải sản thơm ngon, những sản vật vùng đồi núi lừng danh. Dù có nguồn gốc trên đồi hay dưới biển, chúng cũng đều mang đậm phong vị địa phương, trở thành nét độc đáo gây thương nhớ cho mọi du khách.

Chả mực được coi là “tinh hoa ẩm thực Hạ Long”, thứ đặc sản Quảng Ninh ngon nổi tiếng nhất định du khách phải thưởng thức. Chả được làm từ những con mực tươi ngon, đánh bắt trực tiếp từ biển. Chả mực ngon phải là chả mực giã tay thủ công. Khi chế biến xong, từng miếng chả vàng ruộm, bóng bẩy, giòn sần sật. Nếm một miếng, bạn sẽ thấy mùi thơm, sự ngọt ngào, đánh thức mọi vị giác. Chả mực thường được ăn kèm với xôi trắng hoặc bánh cuốn. Du khách có thể thưởng thức chả mực Hạ Long ở bất cứ nơi đâu khi tới du lịch thành phố vịnh. Tuy nhiên, thương hiệu nổi tiếng nhất phải kể đến chả mực Làng Chài, Hiền Nhung, Bá Kiến…

Sá sùng là loài thân mềm sống ở những vùng cát ven biển, khá hiếm, thường được tìm thấy ở đảo Quan Lạn (Vân Đồn, Quảng Ninh). Không chỉ là món ăn mà còn là bài thuốc, chế biến phức tạp, sá sùng khô trở thành đặc sản đắt đỏ với giá lên đến hàng triệu đồng một kg. Sá sùng rang chấm tương ớt, sá sùng tươi xào lá lốt, sá sùng nướng ăn với chanh và bắp chuối, sá sùng khô thả vào nồi nước hầm nấu cháo hoặc phở đều mang đến hương vị ngọt đậm tự nhiên từ biển cả.

Đặc sản của Quảng Ninh là gì? Gà đồi Tiên Yên chính là món ăn nhất định phải thử. Gà Tiên Yên còn có tên gọi khác là gà Râu, được nuôi thả tự nhiên, tự kiếm mồi trên đồi. Đêm đến, chúng không ngủ trên chuồng mà trèo lên cành cây đậu. Thịt gà Tiên Yên thơm ngon đặc biệt, săn chắc nhưng không dai, béo nhưng không ngấy. Thịt gà Tiên Yên có thể chế biến thành nhiều món ăn như: nướng, nấu cháo, quay, hấp. Nhưng ngon nhất phải kể đến món gà luộc. Da gà vàng ươm, căng bóng, rất giòn và ngọt. Thịt gà ăn kèm bánh gật gù, chấm nước mắm cốt pha cùng mỡ gà rán, hành, tỏi, ớt khô… du khách sẽ ngây ngất quên luôn lối về.

Nhắc đến các đặc sản Quảng Ninh mà không nói đến nộm sứa Cô Tô quả là một thiếu sót lớn. Sứa Cô Tô được sơ chế, bảo quản trong nước mặn nên giữ được độ giòn và ngọt vừa phải. Sứa chế biến cùng các loại rau thơm, giấm chanh, lạc rang, tỏi ớt… thưởng thức trong mùa hè rất “đã miệng”. Sửa thì ở vùng biển nào cũng có, nhưng đạt được độ thơm ngon đỉnh cao thì chỉ có ở Cô Tô. Cái giòn của sứa, vị cay của ớt, vị chua của chanh đã hòa quyện vào nhau tạo nên món nộm sứa thơm ngon đúng điệu.

Chính sự đơn giản, mộc mạc của măng trúc Yên Tử đã tạo nên nét rất riêng cho vùng đất nơi đây. Đến đất thiêng Yên Tử, bạn sẽ được thưởng thức các món ăn được chế biến từ măng trúc dân dã. Đây cũng là một trong cách món ăn nổi tiếng ở Quảng Ninh được du khách rất yêu thích. Măng hái về được thái thành từng lát nhỏ hoặc cắt ngắn từng khúc bằng đốt ngón tay. Sau đó đem rửa sạch, xào chín với thịt, thêm vài cọng hành tươi, cần tây, chút hạt tiêu. Như vậy. bạn đã có món ăn ngon đúng điệu.

Nem chua Quảng Yên cũng nằm trong Top những đặc sản Quảng Ninh mua làm quà không thể bỏ lỡ. Các nguyên liệu của món ăn này cũng rất đơn giản, tuy nhiên, quá trình chế biến rất tỉ mỉ và công phu. Bì lợn được bào nhỏ như cước, gạo và đỗ rang giã nhỏ thành thính, thêm gia vị rồi trộn với nhau thật tơi. Qua 3,4 ngày, nem đã chua là có thể sử dụng. Nem chua thường được ăn kèm với rau sống, lá đinh lăng hoặc lá sung, chấm thêm tương ớt tạo nên hương vị rất riêng.

Sam Quảng Yên được sử dụng để chế biến linh hoạt thành các món ngon phù hợp với khẩu vị nhiều người: sam bao bột rán, trứng sam xào lá lốt, chân sam xào chua ngọt, sụn sam nướng, tiết canh sam… Đánh bắt, sơ chế sam đều rất công phu nên không nhiều nhà hàng phục vụ các món về sam. Nếu không có cơ hội ghé thị xã Quảng Yên thì bạn có thể ghé nhà hàng trên đường 25 tháng 4, thành phố Hạ Long để thưởng thức sam biển. Vỏ sam cũng được dùng để làm đồ lưu niệm, vừa đẹp mắt vừa có tác dụng khắc hàn, cảm lạnh.

Bánh gật gù là đặc sản vùng đất Tiên Yên, được tráng trên nồi hấp và cuộn lại như bánh cuốn. Nhiều người nhận xét bánh gật gù có hương vị giống bánh phở, tuy nhiên điểm khác biệt là trong khi xay bột, người ta cho thêm cơm nguội để tạo độ mềm, dai. Bánh khiến ai nấy đều phải gật gù khen ngon, nhất là khi ăn cùng khâu nhục. Nước chấm được chưng từ nước mắm ngon và mỡ gà, thêm thịt băm, ớt tươi, hành phi. Sở dĩ có cái tên gật gù bởi bánh rất mềm, khi cầm không được thẳng mà thân bánh gập xuống lắc lư, gật gù liên hồi.

Thương hiệu gà đồi Tiên Yên đã nổi tiếng từ lâu nhờ phương pháp nuôi gà thả rong. Gà phải tự chạy đi kiếm ăn nên thịt rất săn chắc, lại ngọt thơm nhờ nạp vào cơ thể các thực phẩm thiên nhiên. Gà luộc là món ăn có cách chế biến đơn giản nhất nhưng lại làm nổi bật hương vị tự nhiên. Da gà bóng nhẫy, vàng mọng, trông khá mỡ màng nhưng thực chất lại giòn, ngọt, béo nhưng không ngậy.

Nem chạo còn được gọi là nem thính, có thành phần chính là bì lợn bào sợi và thính làm từ gạo rang hoặc đỗ giã dập. Nhón một ít nem rời rạc cuốn cùng lá sung, tía tô, kinh giới trong tấm bánh đa nem mỏng rồi chấm nước mắm chua ngọt pha loãng, món ăn mộc mạc này cùng với nem chua trở thành đặc sản của vùng đất Quảng Yên mà du khách nào cũng muốn mua mang về làm quà.

Ẩm thực Quảng Ninh làm say lòng thực khách với rất nhiều những đặc sản nổi tiếng, hấp dẫn, có sự độc đáo, đặc trưng riêng, khó có thể lẫn với bất kỳ đặc sản vùng miền nào.

Thuyết Minh Về Chả Mực Quảng Ninh

Để thuyết minh về chả mực Quảng Ninh, các em học sinh có thể tìm hiểu chi tiết về món ăn đặc sản này với bài viết dưới đây:

Chả mực Hạ Long là thức quà mà bất cứ du khách nào có dịp ghé thăm Quảng Ninh cũng đều muốn thưởng thức. Chả mực được làm từ những nguyên liệu tươi ngon của vùng biển, được giã hoàn toàn bằng tay và chế biến theo công thức gia truyền. Đây cũng là một trong những đặc sản ngon nhất Việt Nam.

Chả mực là một món ăn quen thuộc trên mâm cơm của rất nhiều gia đình miền biển. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng tạo ra những miếng chả thơm ngon đặc biệt. Mực được dùng làm chả phải là mực mai tươi sống, dày mình, các nguyên liệu khác cũng được lựa chọn cẩn thận và được chế biến theo công thức riêng. Cũng chính vì đặc biệt như vậy mà chả mực Hạ Long trở thành một đặc sản của vùng đất Quảng Ninh mà các du khách trong nước và khắp mọi nơi trên thế giới yêu thích.

Hầu hết những nguyên liệu để làm nên món chả mực Hạ Long được đánh bắt tại vùng biển Quảng Ninh. Muốn miếng chả mực khi ăn được giòn thì nhất định chả phải giã bằng tay, nắm thành những miếng vừa ăn và chiên trong chảo dầu sôi.

Chả mực Quảng Ninh ngon nhất là khi ăn kèm với xôi trắng, những thìa xôi thơm mùi nếp hoà quyện với vị đậm đà, béo ngậy của miếng chả nóng thì không gì tuyệt vời bằng. Đi cùng với đĩa chả mực là bát nước chấm nguyên chất có thêm chút hạt tiêu hoặc đơn giản hơn thì là chút tương ớt cay cay, ngọt ngọt.

Quảng Ninh nổi tiếng với rất nhiều những món hải sản tươi ngon, thế nhưng để tìm được một món ăn vừa mang hương vị đậm đà của biển cả, vừa thể hiện sự khéo léo, tinh tế trong cách làm thì chỉ có thể nhắc đến chả mực Hạ Long.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “BÀI THUYẾT MINH VỀ HÀ NỘI – HẠ LONG”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *