GIỚI THIỆU VỀ CHÙA ĐỊA TẠN PHI LAI

GIỚI THIỆU VỀ CHÙA ĐỊA TẠN PHI LAI

Hà Nam là vùng đất có nền văn minh lúa nước lâu đời và nền văn hóa dân gian phong phú của vùng châu thổ sông Hồng. Nơi đây có rất nhiều công trình di tích lịch sử nổi tiếng: chùa Tam Chúc, Chùa Bà Đanh, chùa Long Đọi, Làng Vũ Đại… trong đó không thể không bỏ qua chùa Địa Tạng Phi Lai, tọa lạc ở Thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam, chùa mới được cải tạo lại từ một ngôi chùa Đùng cổ có lịch sử hàng nghìn năm nhưng được nhiều du khách biết tới bởi sự yên bình, thanh tịnh.

Địa-Tạng-Phi-lai

 Bí mật trong lòng Phi Lai

Chùa theo lời kể của trụ trì Đại đức Thích Minh Quang cho biết, ban đầu, chùa có tên là Chùa Đùng, tên có nghĩa lấy theo ngôi chùa to và rộng tới hơn 100 gian. được xây dựng khoảng thế kỷ 10 với 120 gian chùa cổ . Đến khoảng thế kỷ thứ 17, tương truyền thì vua Trần Nghệ Tông có một thời gian chọn địa danh này làm nơi ở ẩn, sau đó vua Tự Đức về đây cầu con, khi xuống chân núi, vua nói: Phi lai, được hiểu là có thể quay trở lại hoặc không. Từ đó, chùa được đặt tên Địa Tạng Phi Lai Tự – có nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến nơi này, cũng có thể Đức Địa Tạng không bao giờ đến nơi này. Mà nơi nào Đức Địa Tạng không về thì nơi đó thành Phật.

Địa-Tạng-Phi-lai

Trải qua thăng trầm lịch sử chùa đã bị hoang phế một thời gian rất dài, đến tháng 12/2015, đại đức Thích Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai. 

Địa-Tạng-Phi-lai


Cũng theo Đại đức, trên đỉnh Phi Lai có tháp Phổ Đồng, là nơi yên nghỉ của hơn 40 đời tổ sư được xây dựng vào thời Lý – Trần. Dưới chân tháp, phía tiếp nối sau làng Đùng là làng Tháp.

Người dân vẫn truyền nhau về tên gọi của làng Tháp xuất phát từ việc tháp Phổ Đồng được đặt trên đỉnh núi cao, khi nắng chiều chiếu vào đỉnh tháp thì bóng tháp đổ xa vút tầm mắt, ra khỏi làng Đùng chạm sang làng bên cạnh nên làng bên cạnh đó được đổi tên là làng Tháp.

Địa-Tạng-Phi-lai

Sau chiến thắng quân Chiêm Thành, các tù binh được đưa về chùa Đùng xây dựng tháp nên gạch ngói nơi này mang kiến trúc Chăm-pa rõ rệt. Nhiều mẫu gạch cổ sau mưa gió phát lộ, thi thoảng vẫn được sư thầy và các chú tiểu ở chùa tìm thấy và lưu giữ cẩn thận.

 Địa-Tạng-Phi-lai

Đến nay, số lượng cổ vật phát lộ và tìm thấy trong quá trình xây dựng chùa tương đối nhiều. Cảm được ý các bậc tiền nhân đi trước muốn nói với các thế hệ hậu sinh về lịch sử ngôi chùa, lịch sử mảnh đất Thanh Liêm để không bị mai một, sư thầy trụ trì trưng bày những cổ vật này trong gian trà thất nhỏ ở chùa, cho ai có duyên về chùa thưởng trà cùng chiêm ngưỡng.

Địa-Tạng-Phi-lai

Những cổ vật triều đại Lý – Trần

Câu chuyện về các cổ vật tìm thấy ở chùa Đùng với nhiều tín hiệu lịch sử thú vị khiến nhà sử học Lê Văn Lan tìm về để khám phá vào một ngày thu. Những vết tích là bia đá và các cổ vật tìm được, ông Lan tin tưởng đây là ngôi chùa cổ có đến cả nghìn năm tuổi và hé lộ thêm nhiều điều đặc biệt về mảnh đất Thanh Liêm.

Địa-Tạng-Phi-lai

Theo nhà sử học, mảnh đất này từng được nhắc đến trong cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi với tên gọi Đọi, Điệp ( tức Điệp Sơn, Đọi Sơn) và được đánh giá là phên dậu phía Nam của kinh đô Thăng Long nhờ địa thế giữa đồng bằng mà đột khởi lên trùng điệp cả dãy núi.

“Chỉ với con mắt quân sự bình thường thôi cũng thấy đây là đất dụng võ, là nơi hội tụ tinh anh của đất trời. Đặc biệt là nơi rất thuận lợi để xây dựng các công trình tôn giáo tín ngưỡng…”, ông Lan nói.

Các mẫu gạch ngói tìm thấy được ở Địa Tạng Phi Lai Tự gồm: Gạch in hình hoa sen, ngói mũi hài, các viên gạch hình rồng, hình thần chim Garuda, bia đá viền khắc hình công phượng và người Việt xưa, cùng nhiều đồ gốm sứ khác.

Sau khi thẩm định, nhà sử học kết luận: “Ở đây, chúng ta đang có 2 bộ phận của linh vật, cổ vật. Đó là những vật thực tế đã sống, đã làm những việc trong lịch sử, trong văn hóa và những vật này là mô hình thu nhỏ từ thời Lý – Trần”.

Với những viên ngói hình mũi hài, ông Lan nhận định đây là vật thật, có chiều dài từ 45-50cm thế này sẽ là bộ phận của hệ thống các kiến trúc đồ sộ. Cột, móng của những kiến trúc này phải to, chắc chắn thì mới đỡ được hàng nghìn viên ngói to và nặng vậy. Những viên ngói này có thể giúp các nhà nghiên cứu phục dựng lại những công trình 7 gian, 9 gian với những bước gian mà theo kinh nghiệm ông Lan đào được trong Hoàng Thành Thăng Long phải từ 3-3,2m.

“Thực tế, một hoặc một hệ thống những công trình kiến trúc chắc chắn thuộc văn hóa cung đình với khoa học kỹ thuật đặc trưng ở mức cao nhất trong bước phát triển của dân tộc đã làm được ra nó. Vừa rồi, chúng tôi tìm thấy dấu vết của những tháp 5 tầng, 7 tầng như thế ở Côn Sơn, chỗ ở của cụ Nguyễn Trãi và của tể tướng Trần Nguyên Đán – thế kỷ 14. Những tháp đó có mô hình của tầng cấp, bệ đỡ và những chân tảng thế này.

Những tảng đá chúng tôi đào được thường có kích thước đến 1m, nên đường kính của những cột chồng lên nó phải chừng 80 phân. Dựa vào chân tảng đào được ở chùa Đùng thì có thể tính ra đây là mô hình của tháp với những cột dựng đứng bên trên có độ cao 7-8 phân, tức là mô hình của nó rất trung thành với nguyên mẫu.

Ở chân tảng này có hình các cánh sen, chứa đựng tín hiệu để nhận diện niên đại rất rõ ràng: cánh sen có cái mũi nhọn mà hất lên là cánh sen của thời Lý Trần. Nếu mũi cánh sen ngang ra, hoặc hơi chúc cúi xuống thì là của thời Lê thế kỷ 15. Còn ở chùa Địa Tạng Phi Lai, chúng ta thấy mũi cánh sen hất lên, có thể khẳng định chắc chắn đây là dấu vết từ thời Lý – Trần, rơi vào từ thế kỷ 11-14 của dân tộc”, nhà sử học Lê Văn Lan phân tích.

Bên cạnh mẫu hoa sen, những hình rồng và hình thần chim Garuda tìm thấy trên đỉnh núi sau chùa được nhà sử học đặc biệt quan tâm. Ông cho biết những viên mang hình thần chim Garuda là bộ phận của các tòa tháp, tượng trưng cho vũ trụ, xuất hiện những con vật thiêng đội lên mặt đất, và trên mặt đất một tầng, hai tầng ấy là cuộc sống con người.

“Đây là mô hình của tháp mà theo vũ trụ luận, vũ trụ quan của Phật giáo, gốc của nó là Chiêm Thành. Gốc Chiêm Thành lại từ Chân Lạp (tức Khơ –Me). Chân Lạp lại lấy gốc từ Ấn Độ. Như vậy, gốc của những vật chúng ta đang thấy ở đây nó là mô hình thu nhỏ của một cuộc phưu lưu cả trên không gian và qua thời gian lịch sử: Ấn Độ – Chân Lạp – Chiêm Thành – Đại Việt”, nhà sử học cho biết.

Vùng đất thiêng 

Đại đức Thích Minh Quang cho biết, nằm trong khu vực khuôn viên chùa còn tìm thấy một bãi đất mà theo người dân, Lê Hoàn (tức vua Lê Đại Hành) từng tập trận tại đây. Nhà sử học Lê Văn Lan nói điều đó là có thể, vì bố của Lê Hoàn là cụ Lê Đột quê cũng ở Hà Nam.

Trong lịch sử Việt Nam, vua Lê Đại Hành là ông vua đầu tiên đi cày tịch điền ở Đọi Sơn vào năm 974. Từ khu vực Đọi Sơn dẫn sang khu vực huyện Thanh Liêm không quá xa và cùng liền một dải núi tạo thế vững chãi nên việc nhà vua chọn đây làm khu vực tập trận là điều có thể lý giải được.

Theo ông Lan, Thanh Liêm là vùng đất thiêng, là đất dụng võ, có nhiều công năng, chức năng như: Lánh giặc, đánh giặc, chôn giấu của cải. Đặc biệt là nơi xây cất các công trình tôn giáo, tín ngưỡng – và đây mới là việc chính được các nhà vua đặt ra mục tiêu trong lịch sử. Các công trình tôn giáo tín ngưỡng thế này tập trung vào Đại hùng bảo điện, nhà tổ và các tháp.

 “Từ các cổ vật, linh vật tìm thấy ở chùa Đùng, có thể kết luận ở đây đã xuất hiện các công trình chùa tháp từ thời Tiền Lê (thế kỷ X), thời Lý ( thế kỷ XI-XII), thời Trần (thế kỷ XIII-XIV), và những miếng gốm sứ có men, có nềm màu trắng, hoa văn màu xanh là đặc trưng màu men thời Lê (thế kỷ XV)”, ông Lan nhận định.

Nhà sử học đặc biệt đề cao thông điệp từ những hình tượng lá đề, bên trong là hình rồng, được đặt ở trước cửa gian thờ Đức Thánh Hiền và ốp trên tường đá ở chùa. Theo ông, lịch sử dân tộc từ xưa đến nay đều đã chứng minh: Đạo Phật luôn đồng hành và góp phần vào việc gìn giữ, bảo vệ cho sự phát triển, thăng hoa của Tổ quốc và dân tộc.

“Với một buổi tìm hiểu và nghiên cứu này, tôi không thể tìm ra hết những giá trị lịch sử của vùng đất Thanh Liêm và lịch sử liên quan đến Địa Tạng Phi Lai Tự. Chắn chắn tôi và các cộng sự, các học trò xin phép sư thầy được lấy đây làm chỗ đi về nhiều lần nữa, khi đó mới nói được, hiểu được thấu đáo, cặn kẽ về giá trị của những dấu tích còn sót lại từ thời Trần, thời Lý cùng nhiều tín hiệu lịch sử khác”, nhà sử học Lê Văn Lan nói.

Dựa theo truyền thuyết xưa vị trí xây chùa Địa Tạng Phi Lai đã được chọn lựa rất tỉ mỉ theo thế tứ tượng (tả thanh long, hữu bạch hổ, hậu huyễn vũ, tiền chu tước), chùa được ôm trọn bởi dãy núi hình vòng cung, bao bọc phía bên trong một khu rừng thông xanh mướt, bên cạnh chùa là những mạch nước ngầm. Tất cả đã tạo nên một bức tranh vô cùng tuyệt diệu như chốn tiên cảnh phong thủy hữu tình vừa có thanh và vừa có sắc. 
 

Dựa theo thế đất phong thủy, bên phải ngôi chùa ven theo triền núi có nhiều vạt đất bằng phẳng được thầy trụ trì trang trí cảnh quan mang đậm màu sắc giáo lý đạo Phật. Bởi hệ thống giáo lý Phật giáo không hướng đến sự sùng bái thần linh mà hướng đến nhận thức chân lý (giác ngộ) về thế giới xung quanh từ đó hướng con người đến chân – thiện – mỹ nên nơi đây cây cỏ, những bức tượng, vật dụng phụ trợ đều được cân nhắc chọn lựa tạo vẻ đẹp trong sự hài hòa, tĩnh tại làm cho người dạo bước ngắm cảnh có cảm giác hòa mình vào thiên nhiên, trời đất trong tâm trạng thư thái.

Những cây trồng ở đây bình dị và quen thuộc, những cây lau, sậy, chít, trúc, lành canh được trồng thành hàng, thành bụi, ríu rít tiếng chim làm tổ. Có những triền núi trồng toàn hoa mộc hương, dâm bụt (dâng bụt), tùng, vả… Trên cao đỉnh núi sau chùa là sim, ổi, táo rừng; leo quấn quýt trên những bụi cây rừng là những dây hoa lạ mắt màu sắc nổi bật… Những loại cây trên bao quanh những vuông sân lát sỏi trắng hoặc những lối đi nhỏ men theo sườn núi. Sỏi đá thuộc Thổ giữ vai trò chủ đạo trong Ngũ hành mang theo cảm giác bền vững, an toàn nên tại Địa Tạng Phi Lai có nhiều góc sân được rải đá trắng. Theo thầy trụ trì, sỏi trắng trên sân còn mang ý nghĩa của sự thiền định bởi sự an toàn, bền vững của sỏi sẽ làm cho tâm an ổn, khi tâm an thì con người sẽ nhìn nhận mọi việc dưới con mắt sáng suốt và lạc quan hơn.

Lễ chùa vãn cảnh là một nét đẹp trong những sinh hoạt truyền thống của người Việt. Địa Tạng Phi Lai tự với tâm nguyện phục dựng lại một nơi sinh hoạt tâm linh cho người dân trong vùng, khi hoàn thành nơi đây còn là địa chỉ cho những khóa tu mùa hè giúp con người hiểu và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống để có được sự bình an và hạnh phúc.

Như để minh chứng, các ngọn núi bao quanh ngôi chùa có ngọn được gọi là núi Ngự, có ngọn được gọi là núi Tháp. Khác nữa, sau khi san bằng lớp đất đá để khởi dựng lại chùa, người ta đã tìm thấy khá nhiều những mảnh gốm, phần viên gạch mang hoa văn thời Lý. Những viên gạch, mảnh gốm này khá giống với những hiện vật thời Lý được trưng bày tại chùa Đọi (Duy Tiên), trong đó có những hình ảnh đặc trưng thời kỳ này như ca thần đầu người mình chim. Và dưới những lớp đất đá ấy có thể thấy ba tầng lớp trầm tích chồng lên nhau.

Có người còn khẳng định, dưới thời Lý đã có chùa là có tháp nên xưa trên ngọn núi sau chùa gọi là núi Tháp còn có ngôi bảo tháp được mang tên Tháp trấn Liêm Sơn. Nếu tính từ khi chùa được xây dựng, với thời gian cách khá dài như vậy những trầm tích trên chỉ được khẳng định bởi các nhà khảo cổ và lịch sử nhưng trong lòng người dân nơi ngôi chùa được xây dựng luôn là vùng đất thiêng và những truyền thuyết như mạch ngầm vẫn chảy theo thời gian như con suối nhỏ róc rách ngày đêm bên chùa.

Chùa được xây dựng có Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền; nhà ở, giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử. Những hạng mục, thiết chế trên đang dần hoàn thiện nhưng Địa Tạng Phi Lai còn được biết đến chính là cảnh quan xung quanh ngôi chùa. Đây chính là ý tưởng và tâm ý của sư thầy trụ trì chùa Thích Minh Quang. Địa thế của ngôi chùa được ôm trọn bởi dãy núi hình vòng cung với thế đất tứ tượng: Tả thanh long (rồng xanh), hữu bạch hổ (cọp trắng), hậu huyễn vũ (chim sẻ đỏ), tiền chu tước (rùa và rắn đen).

Quý khách đu lịch về với Hà Nam có thể đi theo tuyến du lịch như sau:

Hành trình 1: Điểm đầu tiên trong hành trình Chùa Địa Tạn Phi Lai Tự, sau đó nếu còn thười gian đoàn tới thăm Chùa Bà Đanh, quý khách tới ăn cơm trưa, đoàn tới với Chùa Tam Chúc. Lưu lý với hành trình này nếu đi vào ngày cao điểm rất dễ vị gạp cảnh chen chúc tại tùa Tam Chúc, đoàn sẽ về muộn.

Hành trình 2: Điểm đầu tiên là nếu đến sớm là tới với Tam Chúc, lưu ý. Chùa tam Chúc rất đông vào ngày cao điểm.

nếu đoàn còn thời gian có thể tới Chùa Bà Đanh, nếu không còn thời gian buổi sáng, đoàn tới thăm Chùa Bà Đanh vào buổi Chiều. ngôi chùa cổ tuy không to bằng Chùa Tam Chúc nhưng mang trong mình bề dầy lịch sử, điểm chùa Bà Đanh mất phí xe điện hai mươi nghìn đồn cho một khách đi hai chiều, vào đó thăm quan mất ba mươi nghìn đồng cho một khách tiền vé thắng cảnh khi tới chùa.

Tới vưới Chùa Địa tạng phi lai. vào buổi chiều, nếu chụp ảnh vào buổi tối sẽ rất đẹp. vòn nếu ánh sáng yếu quý khách cần lự chọn những góc chụp đẹp.

Trong hành trình về với Hà Nam có các chùa nổi tiếng như. Bà Đanh, Tam Chúc, Địa Tạng Phi Lai còn có điểm thăm quan Làng Vũ Đại.

Về tới Hà Nam đoàn chúng ta còn có thể thưởng thức đặc sảng Cá Kho Làng Vũ Đại, Bánh Đa Hà Nam.

Để có đực chuyến đi với hành trình tốt, những nhà hàng ngon, những điểm ăn ngon, hợp lý, hãy liên hệ với Công Ty Du lịch Hà Linh. Điện thoại, 0949618811, xin nhắc lại 0949618811. Sẽ được anh em công ty tư vấn nhiệt cụ thể để đoàn đi du xuân may mắn, vui, ý nghĩa.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “GIỚI THIỆU VỀ CHÙA ĐỊA TẠN PHI LAI”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *