GIỚI THIỆU TUYẾN CAO TỐC HÀ NỘI – HẢI PHÒNG
12/06/2021 16:43
GIỚI THIỆU TUYẾN CAO TỐC HÀ NỘI – HẢI PHÒNG
Quốc lộ 5A Hà Nội – Hải phòng.
Lời mở đầu:
Gần như nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, từ thời xưa cho đến nay, quốc lộ 5 luôn có vị trí địa lý hành chính kinh tế và giao thương rất quan trọng giữa Hà Nội với các tỉnh phía đông và đông bắc, một vùng trọng điểm lúa, khai thác khoáng sản, đánh bắt thủy hải sản và vận tải sông biển.
(Công ty cầu 12 và công ty cầu 14 thi công cầu Phú Lương trên quốc lộ 5 )
Khi chưa tiến hành xây dựng quốc lộ 5B ( Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng ), thì quốc lộ 5A hiện nay được gọi là quốc lộ 5. Đây là đường giao thông huyết mạch nối cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia Hải Phòng với thủ đô Hà Nội và hiện nay là tuyến đường trọng yếu nằm trong trục tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và tuyến hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Lao Cai – Côn Minh ( Vân Nam Trung Quốc).
Giới thiệu về đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Gần như chạy song song với quốc lộ 5A còn có tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng dài khoảng 110 km, được bắt đầu từ Quận Long Biên (Hà Nội) đến Quận Ngô Quyền ( Hải Phòng). Trước đây trục đường 5 cũ chạy từ Như Quỳnh đến thành phố Hải Dương chạy song song với tuyến đường sắt, đến cuối thành phố Hải Dương, qua cầu đường sắt Phú Lương mới nhập vào quốc lộ 5 như hiện nay. Đến bây giờ tuyến đường 5 cũ này vẫn còn tồn tại và trở thành đường tỉnh lộ 388..
Điểm đầu quốc lộ 5A được tính từ km 166 quốc lộ 1A , đó là nút giao thông khu vực ngã ba Cầu Chui – Long Biên – Hà Nội, đi qua Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào (Bắc Hưng Yên), Cẩm Giàng, thành phố Hải Dương, qua cầu Phú Lương mới, ngã ba quốc lộ 5 với quốc lộ 37 ( hay còn gọi là QL18B), tại khu vực Tiền Trung huyện Nam Sách, tiếp đến làKim Thành (Hải Dương), Phú Thái, Khu Công nghiệp Nomura – Quán Toan, đài liệt sĩ Hồng Bàng, nối vào trục đường Tôn Đức Thắng, tiếp nối cũng là đường Nguyễn Văn Linh, qua các cầu An Dương, Lạch Tray…điểm cuối cùng là nút giao quốc lộ 5 với đường tỉnh lộ 356 tại khu vực bến cảng Chùa Vẽ – trên sông Cấm thuộc cảng Hải Phòng, với chiều dài toàn tuyến là 106 km.
cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Quốc lộ 5A được cải tạo, nâng cấp và mở rộng từ tháng 6 năm 1996 do ban quản lý dự án 5 Bộ GTVT đại diện chủ đầu tư. Các nhà thầu tham gia thi công gồm các Cienco1, Cienco8, TCT xây dựng Thăng Long, Công ty Sumitomo (Nhật Bản) và công ty Taisei Nhật Bản ( Licogi – bộ Xây Dựng là nhà thầu phụ ), các công ty xây dựng giao thông 246 ( Cienco4) và Công ty xây dựng công trình giao thông Hải Phòng.. Gói thầu cuối cùng dự án cải tạo và mở rộng quốc lộ 5 được hoàn thành vào tháng 6 năm 1998.
Bây giờ quốc lộ 5 là đường cấp 1 đồng bằng, đi qua địa hình đồng bằng châu thổ sông Hồng, dân cư đông đúc, có mạng đường dọc, đường ngang, đường bổ trợ khá hoàn chỉnh và phát triển;
Nền đường: từ 26 đến 35 m, mặt đường 18 đến 23 m (từ km 0 đến km6+600 mặt đường 6 làn xe bằng 30 m) thảm bê tông nhựa. Từ km 6+600 (Phú Thụy – Gia Lâm – TP Hà Nội) đến Cảng Chùa Vẽ – Hải Phòng, mặt đường phổ biến từ 18 đến 23 m (4 làn xe) có dải phân cách cứng rộng 1,2 – 1,5 m. Quốc lộ 5 bảo đảm thông xe 2 mùa.
Có 12 cầu chính trên đường vượt sông và vượt đường bộ, đường sắt đều là cầu bê tông có tải trọng cho xe H30.
Cầu dân sinh qua đường bằng các cầu chui có chiều dài phổ biến từ 18 đến 23 m, cao 2,5 m, rộng 3–4 m bằng vật liệu bê tông dự ứng lực.
Các cầu nổi tiếng trên quốc lộ 5A gồm các cầu: Cầu vượt đường sắt Đồng Niên, các cầu đường bộ Phú Lương và Lai Vu, cầu vượt đường sắt Quán Toan, cầu vượt đường sắt và quốc lộ 10, cầu An Dương, cầu Lạch Tray. Các cầu trên do các công ty xây dựng cầu: 3, 7, 13 (TCTXD Thăng Long) , 12, 14 ( Cienco1) và 75 ( Cienco8) thi công.
Hà Nội – Hải Phòng
Chính vì vậy trên trục đường 5A, có nhiều khu dân cư đang được đô thị hóa, rồi các khu công nghiệp, cũng như các cơ sở sản xuất dịch vụ …nằm dọc quốc lộ 5A, gần như san sát với nhau từ đầu cho đến cuối tuyến. Mở đầu là khu dịch vụ thương mại Vincom cùng với hệ thống cửa hàng buôn bán ô tô xe máy, đồ gỗ, siêu thị điện máy đồ gia dụng..tại quận Long Biên, tiếp đến khu công nghiệp Sài Đồng và thị trấn Trâu Quỳ (Gia Lâm), ( tra bản đồ )
Tiếp đó là hàng loạt các khu công nghiệp dịch vụ , các nhà máy xí nghiệp từ Hà Nội về mở rộng phát triển sản xuất trên trục quốc lộ từ Hà Nội đến, Phố Nối ( Hưng Yên ) thành phố Hải Dương đến Lai Cách Hải Phòng đã mọc lên như “ nâm “.
Giới thiệu Hà Nội – Hải Phòng
Đầu tiên phải kể đến các Khu công nghiệp: Đài Tư, Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối A nằm trên trục đường giao thông quan trọng tại khu vực giao nhau giữa đường Quốc lộ 5 và 39, Khu công nghiệp Tân Trường (Thành phố Hải Dương ). Khu công nghiệp KCN Nomura ( Quán Toan – Hải Phòng)
Một trong những điểm đặc biệt nữa trên tuyến quốc lộ 5 là ở đầu tuyến phía Hà Nội là trục đường Nguyễn Văn Linh ở phường Gia Thụy Long Biên Hà Nội, thì ở cuối tuyến phía Hải Phòng cũng là trục đường phố Nguyễn Văn Linh qua 2 phường Kênh Dương, Vĩnh Niệm quận Lê Chân Hải Phòng. Ông Nguyễn Văn Linh, hay còn được gọi là Mười Cúc, quê quán ở làng Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên cách tuyến đường 5 không xa và sinh tại Hà Nội,. Ông tham gia Cách mạng từ năm 1929. Ông từng bị tù ở Côn Đảo, rồi tham gia BCH Đảng bộ Thành phố Sài Gòn, rồi bí thư thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn, Bí thư Đặc khu ủy . Cuối năm 1986, ông Nguyễn Văn Linh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, kiêm chức Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương. Từ đây bắt đầu thời kỳ mới, làm xoay chuyển tình thế, mở đường cho sự nghiệp đổi mới, khắc phục những bất cập, lạc hậu của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp của ViệtNam
Do vị trí và vai trò giao thương phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam từ nay đến năm 2030 của tuyến quốc lộ 5 như một trục chính gắn kết với Hà Nội tại quốc lộ 1A ( mới ) tại Sài Đồng đường dẫn cầu Thanh Trì, quộc lộ 39 vào trung tâm tỉnh Hưng Yên tại phố Nối (Mỹ Hào ), nối với quốc lộ 38 tại Quán Gỏi, nới với quốc lộ 37 tại đầu thành phố Hải Dương, nối với quốc lộ 183 ( hay còn có tên là quốc lộ 37) và quốc lộ 18 tại khu vực Tiền Trung thuộc huyện Nam Sách, quốc lộ 10 đi Quảng Ninh và đi Thái Bình, Nam Định tại khu vực Quán Toan ( Hải Phòng ), nên tư năm 2000 đến nay, Nhà nước và Bộ GTVT rất quan tâm đầu tư nâng cao năng lực giao thông trên quốc lộ này và đã có nhiều cầu vượt dân sinh được xây dựng cải thiện đáng kể cho năng lực giao thông. Gần đây dự án tăng cường ATGT trên QL 5, thuộc vốn vay JICA và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam đã được triển khai vào đầu năm 2012.. Dự án do Ban QLDA ATGT là đơn vị được giao quản lý, các hợp phần do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư. Mục tiêu của dự án là giảm số vụ và thiệt hại do TNGT trên các tuyến QL3, 5, 10, 18 và góp phần cải thiện môi trường sống của người dân sống dọc các tuyến QL cũng như của người tham gia giao thông, xây dựng nền văn hóa giao thông.
Cao tốc Hà Nôi đi Hải Phòng
Gói thầu xây lắp số 3 và 4 – QL5 do Liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư 492 – Công ty Cổ phần 482; Nhà thầu xây dựng gói thầu 4 là Liên danh Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 – Công ty Cổ phần Xây lắp 801 thi công trong 16 tháng với các hạng mục: xây dựng 10 cầu vượt cho người đi bộ và xe máy, cải tạo xử lý các điểm đen, mở rộng cầu hẹp, tổ chức giao thông nút giao và các công trình phụ trợ ATGT khác với tổng mức đầu tư 280 tỷ đồng.
Trên tuyến đường 5 tự ngày xưa cho đến nay có nhiều địa danh lịch sử và nổi tiếng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc và trong xây dựng hòa bình, trong đó có 2 địa danh không thể không nêu, đó là thành phố Hải Dương và thành phố Hải Phòng.
Giới thiệu về tuyến đường Hà Nội – Hải Phòng
Thành phố Hải Dương ngày xưa nằm trên trục đường cái quan nối kinh thành Thăng Long với các phía đông và vùng duyên hải Bắc bộ như Hải Phòng, Quảng Yên, Tiên Yên ( Quảnh Ninh ). Dưới thời vua Gia Long ( 1804 ) được gọi là Thành Đông.Khi đó tổng đốc Trần Công Hiến là người khởi công xây dựng thành, gọi là Thành Đông, với mục tiêu vừa là trấn thành, vừa án ngữ phía đông Kinh thành Thăng Long. Trong thành không có dân, chỉ có quan lại và quân lính.
Đến thời vua Tự Đức (1866) các tuyến phố mới được hình thành như: Đông Kiều phố (Phường Trần Phú và một phần phường Trần Hưng Đạo ngày nay), nhiều phố nghề ra đời như Hàng Giày (Sơn Hòa ngày nay), Hàng Đồng (Đồng Xuân), Hàng Bạc (Xuân Đài), Hàng Lọng (Tuy An).Năm 1889, Thành Đông bị thực dân Pháp phá bỏ để lấy mặt bằng xây dựng Nhà máy Rượu và vài tòa dinh thự của người Pháp. Tiếp theo đó khi người Pháp mở tuyến đường sắt Hà Nội Hải Phòng đã tiến hành xây dựng 2 cầu đường bộ và đường sắt đi chung là Phú Lương và Lai Vu. Năm 1923, Toàn quyền Đông Dương quyết định thành lập thành phố Hải Dương Với vị trí thuận lợi về giao thông và phát triển kinh tế, văn hóa; thành phố Hải Dương đã trở thành một trong 4 thành phố quan trọng nhất của Bắc Kỳ (cùng TP Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định).
Tiếp đến là thành phố Hải Phòng, một thành phố có cum cảng biển lớn nhất phía Bắc với hệ thống cảng trên dọc sông Cấm và là thành phố lớn thứ 3 của nước ta sau TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ.
Ngày xưa vùng đất này là nơi chiếm giữ vị trí chiến lược quan trọng, địa thế hiểm trở, là cửa ngõ vào Đại La – Thăng Long, các vương triều Việt Nam đã từng có những chiến tích lừng lẫy trong lịch sử chống lại sự xâm lăng.
Thời Lê sơ, thuộc trấn Hải Dương (một trong Thăng Long Tứ Trấn) hay còn được gọi là xứ Đông. Thời nhà Mạc, xã Ngũ Đoan thuộc huyện Kiến Thụy ( của thành phố Hải Phòng) trở thành kinh đô thứ hai của nhà Mạc gọi là Dương Kinh, tồn tại đồng thời với trung tâm Thăng Long.
Tháng 7 năm 1888, thành phố Hải Phòng chính thức có tên trên bản đồ Liên bang Đông Dương, là hải cảng lớn nhất của xứ Bắc Kỳ, đầu mối giao thông quan trọng trên đường hàng hải quốc tế và là một trung tâm công nghiệp.
Kiến trúc đường phố và đô thị của thành phố Hải Phòng là sự pha trộn hài hòa giữa 2 nền văn hóa Á – Âu. Sự pha trộn này tạo ra cho thành phố một nét đẹp đô thị riêng biệt, vừa thanh lịch, vừa mạnh mẽ. Sau hơn 25 năm đổi mới ( 1986 – 2011) thông qua hàng loạt các công trình hạ tầng giao thông và bến cảng được đầu tư nâng cấp mở rộng, tiêu biểu là các trục đường 5A kéo dài đến cảng Đình Vũ, trục đường đường 10 nối các tỉnh: Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh thông qua các cầu: Kiền, Cấm, Lạch Tray, An Dương và nhiều cảng biển mới mở theo dọc sông Cấm, sân bay Cát Bi…. cầu Bộ mặt đô thị Hải Phòng ngày càng tươi mới. Những con phố, những tuyến đường và những công trình nối tiếp mọc lên bên cạnh những nét kiến trúc cổ điển còn lại từ hàng trăm năm làm cho Hải Phòng thành một đô thị giao hòa giữa cổ kính và hiện đại.
Quốc lộ 5 được kéo dài từ nút giao cầu chui Long Biên đến nút giao đường Thăng Long Nội Bài tại xã Kim Chung.
Với mục đích nhằm góp phần hoàn thiện vành đai 2 phía bắc Hà Nội; thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị như Bắc Thăng Long – Vân Trì, Đông Anh – Cổ Loa, Gia Lâm – Sài Đồng – Yên Viên, và sẽ góp phần giải toả lưu lượng phương tiện giao thông liên tỉnh và nội thành theo các hướng: Quảng Ninh, Hải Phòng đi các tỉnh Tây Bắc, dự án kéo dài quốc lộ 5 được triển khai và đã khởi công từ giữa năm 2005 do Ban Quản lý dự án hạ tầng Tả ngạn thành phố Hà Nội (chủ đầu tư dự án), là công trình nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Tuyến đường Hà Nội – Hải Phòng
Dự án có độ dài 13,3km, điểm bắt đầu từ nút giao thông cầu Chui Quốc lộ 5 nối với tuyến đường chính B2 của dự án khu đô thị Bắc Thăng Long – Vân Trì (huyện Đông Anh) và giao tại đường Thăng Long Nội Bài, nối vào khu công nghiệp Thăng Long tại xã Kim Chung. Trên tuyến đường được xây dựng mới 3 cầu, trong đó cầu Đông Trù vượt qua sông Đuống là lớn nhất có chiều dài 1,2km, tiếp đó là 2 cầu: Đông Hội và Phương Trạch.. Đường đạt tiêu chuẩn đường phố chính cấp 1, rộng 65 m, tốc độ thiết kế 60-80 km/h. Dự án này vào thời điểm trước khi khởi công, có tổng mức đầu tư khoảng 3.400 tỷ đồng.nhưng do trượt giá riêng cầu Đông Trù đã lên tới trên 1000 tỷ đồng.
Tham gia xây dựng có các nhà thầu: Công ty 319, Bộ Quốc phòng, Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long (nhà thầu gói thầu số 12), các công ty cầu 12 và 14 ( Cienco 1) thi công cầu Đông Trù. ( gói thầu 12 ).
Đường Thăng Long Nội Bài được xây dựng vào năm 1993 với mục đích nhằm phát huy vai trò của cầu Thăng Long . toàn bộ tuyến đường có chiều dài trên 30 kn được nói từ cầu Thăng Long đến sân bay quốc tế Nội Bài, góp phấn rút ngắn hành trình từ đầu cầu phía Bắc theo trục đường liên xã nối vào quốc lộ 3 tại Vực Dê và nối quốc lộ 2 để tới sân bay tại Phủ Lỗ. Vào thời điểm đó trục đường được gọi là đường cao tốc. Trục đường này do BQL DA 5 thay mặt chủ đầu tư ( bây giờ là ban QLDA 6), tham gia thi công là các công ty thuộc TCT xây dựng công trình giao thông 1 ( Cienco 1) có sự tham gia của TCT xây dựng công trình giao thông 8 ( Cien co 8).
Do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong khu vực đồng bằng Bắc bộ, vào tháng 2 năm 2009, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (còn gọi là Quốc lộ 5B) là một trong 6 tuyến cao tốc được xây dựng theo quy hoạch tại miền Bắc Việt Nam.đã được khởi công.
Đây là dự án đường ô-tô cao tốc loại A dài 105,5 km từ Thủ đô Hà Nội qua Hưng Yên, Hải Dương tới thành phố cảng Hải Phòng.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ “Về một số cơ chế, chính sách thí điểm đầu tư Dự án Ðường ô-tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng” thì Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI)là chủ đầu tư dự án này theo hình thức hợp đồng BOT. Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Ðầu tư tài chính Việt Nam có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng trong đó Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) nắm giữ 51%.
Đây là công trình trọng điểm quốc gia, nhưng là vốn huy động trong xã hội (vay vốn nước ngoài) và lấy các công trình xung quanh dự án để thu hồi vốn: Các Khu Công nghiệp, các khu đô thị. Khi hoàn thành đưa vào sử dụng thì tổ chức thu phí để hoàn vốn trong khoảng 35 năm, sau đó giao lại Nhà nước quản lý.
Ðây là đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Ðiểm đầu của tuyến đường nằm trên đường vành đai 3 của Hà Nội, cách bắc cầu Thanh Trì 1.025 m, điểm cuối là đập Ðình Vũ, quận Hải An (Hải Phòng). Phần qua Hà Nội dài 6 km, phần qua Hưng Yên dài 26 km, phần qua Hải Dương dài 40 km và phần qua Hải Phòng dài 33 km.
Toàn tuyến có chiều rộng mặt cắt ngang bình quân 100 m, mặt đường rộng từ 32,5 đến 35 m với sáu làn xe chạy theo tốc độ thiết kế lên tới 120 km/giờ, hai làn dừng xe khẩn cấp, dải phân cách cứng ở giữa, dải cây xanh hai bên cùng với một số đường gom ở những chỗ cần thiết. Các loại xe ô-tô có tốc độ thiết kế dưới 60 km/giờ và xe máy không được đi vào đường này, toàn tuyến có sáu điểm giao cắt với các quốc lộ thì đều là liên thông khác mức, ngoài ra còn có 9 cầu vượt lớn,21 cầu vượt loại trung, 22 cầu vượt và cống chui đường dân sinh.
Theo thiết kế này, các loại xe ô-tô, đặc biệt các xe công-ten-nơ siêu trường, siêu trọng có thể chạy thẳng luồng tới cảng biển lớn nhất vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tổng chi phí giao thông của các phương tiện, nhất là hao phí thời gian sẽ giảm mạnh.
Thủ tướng Chính phủ đã giao chính quyền các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên làm chủ đầu tư thực hiện tiểu dự án giải phóng mặt bằng và xây dựng khu tái định cư../